Dưới những mái nhà cổ hàng trăm năm ở Hà Tĩnh

TPO - Không chỉ nổi tiếng với hai Di sản tư liệu ký ức thế giới là Mộc bản Trường Lưu và Hoàng Hoa sứ trình đồ, xã Trường Lộc (nay là Kim Song Trường, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) còn lưu giữ nhiều nhà cổ có tuổi đời từ 100-300 năm tuổi.
Dưới những mái nhà cổ hàng trăm năm ở Hà Tĩnh ảnh 1

Đây là ngôi nhà cổ có tuổi đời trên 300 năm của gia tộc ông Nguyễn Huy Thản ở thôn Phượng Sơn, xã Trường Lộc (nay là Kim Song Trường). Hiện tại ngôi nhà này đang được ông Nguyễn Huy Hùng (60 tuổi) ở gần trông coi, chăm sóc.

Dưới những mái nhà cổ hàng trăm năm ở Hà Tĩnh ảnh 2

Ngôi nhà được làm chủ yếu bằng gỗ mít, hệ thống xà, cột, kèo bằng gỗ được khắc chạm rất tinh xảo.

Dưới những mái nhà cổ hàng trăm năm ở Hà Tĩnh ảnh 3

Bên trong căn nhà gỗ 300 tuổi.

Dưới những mái nhà cổ hàng trăm năm ở Hà Tĩnh ảnh 4

Bức tường bằng gỗ ngăn cách giữa phòng khách với phòng ngủ.

Dưới những mái nhà cổ hàng trăm năm ở Hà Tĩnh ảnh 5

Ông Nguyễn Huy Lý (đời thứ 18 dòng họ Nguyễn Huy) cho biết, trong thôn có nhiều ngôi nhà có tuổi đời từ 100-300 năm, trong đó căn nhà của ông Nguyễn Huy Thản cổ nhất.

Dưới những mái nhà cổ hàng trăm năm ở Hà Tĩnh ảnh 6

“Tất cả đồ vật trong ngôi nhà còn giữ nguyên vẹn. Cách đây khoảng 10 năm, mái nhà hư hỏng nên gia đình làm mái mới", ông Nguyễn Huy Hùng (60 tuổi) hiện đang chăm sóc, trông coi ngôi nhà gỗ hơn 300 năm tuổi chia sẻ.

Dưới những mái nhà cổ hàng trăm năm ở Hà Tĩnh ảnh 7

Phần cột nhà phía ngoài được sơn vôi trắng, dòng chữ Hán vẫn còn nguyên vẹn.

Dưới những mái nhà cổ hàng trăm năm ở Hà Tĩnh ảnh 8

Các hoạ tiết được làm thủ công.

Dưới những mái nhà cổ hàng trăm năm ở Hà Tĩnh ảnh 9

Dòng chữ Hán được thợ mộc xưa khắc ở mặt gỗ.

Dưới những mái nhà cổ hàng trăm năm ở Hà Tĩnh ảnh 10

Bức hoành phi khắc bằng chữ Hán Nôm.

Dưới những mái nhà cổ hàng trăm năm ở Hà Tĩnh ảnh 11

Gạch lát nhà cổ xưa.

Dưới những mái nhà cổ hàng trăm năm ở Hà Tĩnh ảnh 12

Cửa sổ nhỏ rộng chừng 80cm, sử dụng chốt gỗ để mở, khoá cửa.

Dưới những mái nhà cổ hàng trăm năm ở Hà Tĩnh ảnh 13

Phần mái đã được tu sửa nhưng không làm thay đổi kiến trúc xưa.

Dưới những mái nhà cổ hàng trăm năm ở Hà Tĩnh ảnh 14

Đây là căn nhà hơn 200 năm tuổi của cụ Trần Thị Lan. Hiện ngôi nhà đang được ông Nguyễn Huy Hùng (con trai) chăm sóc, trông coi.

Dưới những mái nhà cổ hàng trăm năm ở Hà Tĩnh ảnh 15

Qua khảo sát của Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh tại xã Trường Lộc (nay là Kim Song Trường) hiện có hàng chục ngôi nhà gỗ được thiết kế theo phong cách cổ xưa; trong đó có 10 ngôi nhà trên 100 năm tuổi, tập trung ở các thôn: Phượng Sơn, Đông Thạc, Phúc Trường. Những ngôi nhà cổ này đều được đưa vào diện cần bảo tồn để phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.