Dân sửng sốt vì đất nông thôn có giá khởi điểm 'trên trời'
Cuối tháng 1/2022, Công ty đấu giá hợp danh Minh Nhật (Hà Tĩnh) thông báo đấu giá quyền sử dụng đất đối với 9 lô đất tại thôn Hòa Bình, xã Lâm Trung Thuỷ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Trong thông báo đấu giá công khai thể hiện, 8 lô cùng diện tích 160m2/lô có giá khởi điểm 3,5 tỷ đồng, bước giá 176 triệu đồng, riêng lô số 24 diện tích 262,21m2 có giá 4,7 tỷ đồng, bước giá 237 triệu đồng. Với giá khởi điểm trên, 1m2 đất tại khu vực này có giá từ 18-22 triệu đồng/m2 đất.
9 lô đất tại thôn Hòa Bình vừa đưa ra đấu giá nhưng không có người mua hồ sơ vì mức giá đưa ra quá cao. |
Dự kiến ngày 21/2 sẽ mở hồ sơ công bố kết quả trúng đấu giá. Tuy nhiên, do mức giá khởi điểm các lô đất đưa ra đấu quá cao nên không có người mua hồ sơ. (Xem chi tiết)
Xử lý nghiêm vụ công ty bất động sản dựng trò ‘sốt đất’ chạy như giặc
Công ty Địa ốc Nam Khương có trụ sở ở Bình Dương đã đến Bình Phước “làm tuồng sốt đất” gây xôn xao dự luận những ngày qua. Theo tìm hiểu, khu đất được dựng rạp rao bán trên thuộc tổ 5, ấp Đồi Đá, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh.
Hình ảnh nhân viên Công ty Địa ốc Nam Khương làm tuồng, tạo sốt ảo tại khu đất ở Bình Phước. |
Liên quan đến vụ việc trên, đại diện lãnh đạo UBND huyện Lộc Ninh cho biết, huyện đã yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan vào cuộc xác minh, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. Cũng theo vị này, khu đất xuất hiện trong clip lan truyền trên mạng không thuộc dự án bất động sản nào được phép giao dịch. (Xem chi tiết)
Siêu dự án 4 tỷ USD ở Quảng Nam muốn chuyển khu nhà nhân viên làm khách sạn vì 'ế'
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản số 170 gửi Sở Xây dựng Quảng Nam và Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An, để tham mưu giải quyết đề nghị của công ty Nam Hội An về việc xin chấp thuận chủ trương chuyển đổi chức năng công trình Khu nhà ở nhân viên (gói 7) dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An, xây dựng trên địa bàn 3 xã: Duy Hải, Duy Nghĩa (huyện Duy Xuyên) và Bình Dương (huyện Thăng Bình) - giai đoạn 1 thành Khu khách sạn lưu trú, du lịch.
Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An mong muốn chuyển đổi chức năng công trình Khu nhà ở nhân viên dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An thành Khu khách sạn lưu trú, du lịch. |
Lý do chủ đầu tư đưa ra là do nhu cầu lưu trú của nhân viên tại dự án ở mức rất thấp, dẫn đến công suất hoạt động của khu nhà ở nhân viên bị lãng phí, kém hiệu quả, trong khi đó chi phí duy trì hoạt động, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng công trình rất tốn kém. (Xem chi tiết)
Hà Nội vào cuộc kiểm tra tình trạng bát nháo nhà ở xã hội
Hà Nội yêu cầu các sở ngành kiểm tra tập trung vào quản lý sử dụng nhà ở xã hội của các đối tượng đã được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn nhằm xác định các trường hợp bán lại, cho thuê, cho ở nhờ, không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và tự ý thay đổi thiết kế công trình, căn hộ.
Hà Nội yêu cầu các sở ngành tăng cường kiểm tra, giám sát về quản lý, sử dụng nhà xã hội. |
Đồng thời, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan khi để xảy ra sai phạm, không xử lý dứt điểm. Đồng thời, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về nhà ở xã hội nếu có và đề xuất các biện pháp khắc phục. (Xem chi tiết)
Doanh nghiệp gây loạn giá đất Thủ Thiêm do có ngân hàng hà hơi, tiếp sức?
Thạc sĩ Nguyễn Thế Phượng, Giảng viên Trường ĐH Tài chính Marketing cho biết, qua vụ đấu giá đất Thủ Thiêm có thể phản ánh năng lực tài chính của 4 doanh nghiệp trúng đấu giá có vấn đề. Khi đến nay đã có 2 doanh nghiệp bỏ cọc và 2 doanh nghiệp chưa nộp tiền sử dụng đất.
Vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm vừa qua đã tạo ra tranh luận nhiều chiều. |
“Thực trạng năng lực tài chính của các nhà đầu tư hiện nay còn thiếu, yếu so với yêu cầu và nguồn vốn chủ yếu được ngân hàng hà hơi, tiếp sức”, ông Phượng nói và kiến nghị, nếu doanh nghiệp bỏ cọc thì cần phải có cơ chế xử lý, chứ chỉ có thu cọc thì vẫn chưa đủ. (Xem chi tiết)
Công khai loạt chủ đầu tư 'chống lệnh' không nộp tiền đất bổ sung do điều chỉnh quy hoạch
Bộ Tài nguyên và Môi trường công khai hàng loạt chủ đầu tư các dự án nhà ở, khu đô thị trên địa bàn đến nay vẫn chưa thực hiện theo kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP), nộp số tiền bổ sung vào tài khoản tạm giữ của TTCP do điều chỉnh quy hoạch, sai phạm về thực hiện nghĩa vụ tài chính...
Tính đến ngày 21/10/2021, hàng loạt dự án phải nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của TTCP do điều chỉnh quy hoạch nhưng vẫn chưa nộp. |
Trong đó, Dự án tổ hợp đa năng 28 tầng tại làng quốc tế Thăng Long của Tổng Công ty xây dựng Hà Nội với số tiền gần 37 tỷ đồng; Dự án nhà ở cao tầng CT2 Khu đô thị mới Trung Văn của Công ty TNHH PNT Viettel-Hancic và Cty TNHH kinh doanh nhà Phục Hưng là 26,8 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, văn phòng và trường học tại 310 Minh Khai của Công ty CPXD 3 (Vinaconex3 và Công ty TNHH MTV Mai Động là 12,67 tỷ đồng… (Xem chi tiết)
Thanh tra chỉ loạt vi phạm tại các dự án trồng rừng ở Hòa Bình
UBND tỉnh Hòa Bình cấp gần 1.800 ha đất cho các doanh nghiệp trồng rừng nhưng lại chồng lấn vào đất ở, đất rừng phòng hộ, đất đã giao cho các hộ dân… |
Qua thanh tra 10 dự án trồng rừng trên địa bàn, Thanh tra tỉnh Hòa Bình chỉ ra hàng loạt tồn tại, vi phạm của các Sở, ngành và chủ đầu tư. Trong đó, có việc tham mưu cho UBND tỉnh cấp gần 1.800 ha đất cho các doanh nghiệp trồng rừng nhưng lại chồng lấn vào đất ở, đất rừng phòng hộ, đất đã giao cho các hộ dân… (Xem chi tiết)