Dùng thuốc nhỏ mắt: 9 người 10 kiểu sai

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
 Thuốc nhỏ mắt rất dễ dàng để sử dụng nhưng không phải vì thế mà bạn không mắc lỗi đâu nhé!

“Mượn” thuốc nhỏ mắt để dùng

Để tiết kiệm chi phí hoặc ngại ra đường mua nên nhiều người trong gia đình thường dùng chung thuốc. Tuy nhiên, đây là con đường lây truyền vi khuẩn hoặc bụi bẩn từ người này sang người khác.

Không quan tâm đến hạn sử dụng

Thông thường, một lọ thuốc nhỏ mắt có hạn dùng khoảng 15 ngày. Còn theo quy chế hiện hành (tại Úc) là một khi lọ thuốc nhỏ mắt được mở ra thì sẽ trở thành phế phẩm sau 28 ngày.

Tuy nhiên, hoặc không biết, hoặc tiếc mà rất nhiều người sử dụng cho bằng hết. Điều này không những không mang lại tác dụng mà còn gây hại cho đôi mắt của chúng ta. Nó cũng là một trong các nguyên nhân khiến các bệnh về mắt, bao gồm cả các tật khúc xạ gia tăng.

Để lọ thuốc chạm vào mắt khi nhỏ

Hàng ngày, đôi mắt của chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn, yếu tố gây bệnh trong không khí. Bởi vậy, việc để lọ thuốc chạm vào mắt khi nhỏ có thể khiến cho các vi khuẩn, bụi bẩn, chất dịch trong mắt bám vào lọ và gây hại ngược trở lại cho mắt trong những lần sử dụng sau đó.

Lưu ý không được chạm đầu lọ thuốc vào mắt vì có thể làm mắt trầy xước cũng như ô nhiễm phần còn lại của lọ.

Không rửa sạch tay trước khi nhỏ mắt

Cho dù tay bạn không trực tiếp chạm vào mắt hay phần miệng lọ thuốc nhỏ mắt, nhưng những vi khuẩn, các chất bẩn, yếu tố gây hại trên tay hoàn toàn có thể rơi vào mắt và cả lọ thuốc khi chúng ta sử dụng.

Tự “kê đơn” thuốc nhỏ mắt 

Nhiều người tự làm bác sĩ cho mình khi mắt có các biểu hiện như đỏ, cộm… và tự mua thuốc nhỏ mắt để điều trị. Tuy nhiên, các dấu hiệu khi đôi mắt mệt mỏi cũng rất dễ bị nhầm lẫn với đau mắt đỏ hoặc cườm nước, đau mắt hột… Bởi vậy, sử dụng thuốc một cách bừa bãi không những không mang lại tác dụng mà còn khiến cho bệnh nặng hơn, điều trị mất thời gian và khó khăn hơn.

Lạm dụng thuốc nhỏ mắt

Sử dụng thuốc nhỏ mắt thường xuyên quá không phải là việc làm tốt. Trong thuốc nhỏ mắt có chứa các thành phần phụ, chất bảo quản hay chất kháng sinh… Đây đều là những chất có khả năng gây hại nếu sử dụng quá nhiều. Nó có thể gây ra các tác dụng phụ như cườm nước, thủng mắt, làm teo dây thần kinh thị giác, dẫn đến mù lòa… Bởi vậy, các bạn cần hết sức lưu ý nhé!

Bao nhiêu giọt là đủ?

Mỗi lần dùng thuốc, chỉ nên nhỏ 1 giọt vì giọt thứ hai sẽ “giội” đi giọt thứ nhất, nếu không thì cũng làm tăng sự hấp thụ toàn thân và tăng độc tính. Giọt thứ hai thường sẽ nằm lại trên phần da của mí mắt và có thể làm cho người sử dụng mắc phải tình trạng dị ứng tiếp xúc. Sử dụng 2 giọt cùng một lúc còn làm tăng gấp đôi chi phí điều trị.

Thời gian giữa 2 lần nhỏ thuốc

Dạng bào chế của thuốc nhỏ mắt và tình trạng bệnh của bệnh nhân sẽ quyết định khoảng thời gian giữa 2 lần sử dụng thuốc. Trong những trường hợp viêm nhiễm nghiêm trọng, bệnh nhân cần nhỏ thuốc cách mỗi 30 phút. Ngược lại, trong trường hợp dùng thuốc nhỏ mắt để điều trị bệnh tăng nhãn áp (glaucoma), khoảng cách giữa 2 lần nhỏ có thể kéo dài tới 24 giờ.

Bảo quản thuốc nhỏ mắt

Thông thường, thuốc nhỏ mắt cần phải được cất giữ ở nơi khô mát. Đối với một số dược chất có trong thuốc nhỏ mắt, đặc biệt là chloramphenicol, cần phải được bảo quản trong tủ lạnh.

Đối với những bệnh nhân bị dị ứng hoặc phản ứng do các chất bảo quản trong thuốc, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê toa loại thuốc nhỏ mắt không chứa các chất bảo quản.

Hiện nay, rất nhiều loại thuốc nhỏ mắt được bào chế theo dạng này và chỉ được sử dụng một lần.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG