Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng sử dụng thuốc điều trị chứng trào ngược acid như ợ chua và loét dạ dày trong thời gian dài có thể là tăng gấp đôi nguy cơ phát triển ung thư dạ dày.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Hong Kong cho biết nguy cơ mắc ung thư liên quan đến liều lượng và thời gian sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPIs) tăng lên để loại bỏ khuẩn Helicobacter pylori, loại vi khuẩn liên quan đến phát triển ung thư dạ dày.
Loại bỏ vi khuẩn H.pylori làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển ung thư dạ dày. Tuy nhiên, sau khi được điều trị thành công, vẫn có một số bệnh nhân bị tái phát bệnh ung thư dạ dày, nguyên nhân gây tử vong cao thứ 3 trên thế giới.
Nghiên cứu trước đây đã tìm ra mối liên quan giữa sử dụng PPI và tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, nhưng không thể xác định được vai trò tiềm ẩn của vi khuẩn H.pylori.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh việc sử dụng thuốc PPI với loại thuốc làm giảm khả năng sản xuất acid được gọi là chất đối kháng thụ thể histamine H2 (H2 blockers) ở 63.397 người trưởng thành được điều trị bằng phác đồ điều trị bộ 3 - kết hợp PPI và hai loại kháng sinh để diệt trừ khuẩn H pylori trong 7 ngày.
Sau đó người tham gia được theo dõi cho đến khi họ phát triển ung thư dạ dày, chết, hoặc khi nghiên cứu kết thúc. Thời gian theo dõi trung bình kéo dài 7,5 năm. Trong thời gian này, 3.271 (5 %) người đã uống PPI trong khoảng gần ba năm; và 21.729 đã dùng thuốc H2 blockers. Tóm lại, 153 (0,24%) người bị ung thư dạ dày sau khi tiến hành điều trị bộ 3.
Xét nghiệm âm tính với H pylori vào thời điểm đó, nhưng tất cả đều bị viêm dạ dày kéo dài (viêm lớp lót dạ dày). Dùng PPI có liên quan đến tăng gấp đôi nguy cơ phát triển ung thư dạ dày ( khoảng 2,44 lần), trong khi dùng thuốc H2 blockers không làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Thời gian trung bình giữa thời điểm tiến hành điều trị bộ 3 và thời điểm phát triển ung thư dạ dày chỉ dưới 5 năm.
Các nhà nghiên cứu cho biết những người sử dụng thuốc PPI thường xuyên có nguy cơ cao hơn, sử dụng thuốc hàng ngày có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 4 lần ( khoảng 4.55 lần) so với sử dụng hàng tuần. Sử dụng PPI càng lâu thì nguy cơ phát triển ung thư dạ dày càng cao. Nguy cơ mắc ung thư cao gấp 5 lần sau hơn một năm sử dụng, cao hơn 6 lần sau hai năm sử dụng, và cao gấp 8 lần sau ba năm sử dụng.
Các nhà nghiên cứu cho biết: "Đây là một nghiên cứu quan sát, do đó không có kết luận chắc chắn về nguyên nhân và hậu quả, và thuốc PPI thường được xem là an toàn đối với người bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã tìm ra mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc lâu dài và các tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm viêm phổi, đau tim và gãy xương. Thuốc PPI có tác dụng kích thích sản xuất gastrin, một yếu tố tăng trưởng mạnh mẽ”.
Nghiên cứu gần đây đã được công bố trên tạp chí Gut.
Hãy cùng tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ khác đối với ung thư.
1. Hút thuốc lá: Dù hút thuốc lá chủ động hay bị động đều là một trong những nguyên nhân gây ung thư phổ biến nhất. Mặc dù biết rằng hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ nhưng nhiều người vẫn không thể từ bỏ thói quen này. Ung thư thanh quản, miệng, thực quản, bàng quang, thận, họng, dạ dày, tụy và cổ tử cung là những dạng ung thư chính mà thói quen hút thuốc lá có thể gây ra
2. Lạm dụng rượu: Thỉnh thoảng uống một chút rượu mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng lạm dụng rượu có thể dẫn đến một số vấn đề sức khoẻ, ung thư chỉ là một trong những vấn đề thường gặp. Lạm dụng rượu có thể dẫn đến ung thư miệng, họng, thực quản, thanh quản, gan và vú.
3. Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống lành mạnh là rất cần thiết để ngăn chặn ung thư. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có chế độ ăn uống kém, lười tập thể dục và hoạt động thể chất có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng có thể dẫn đến ung thư vú, đại tràng, thực quản, thận và tử cung.