Đừng lười yêu ngay khi tình yêu đang gõ cửa!

Đừng lười yêu ngay khi tình yêu đang gõ cửa!
TP - Tôi rất quan tâm đến loạt bài về “cơ hội” do một bạn gái “ban” cho một bạn trai trên “Diễn đàn lười yêu” của báo Tiền phong cuối tuần như: “Một cơ hội mãi không thành”, “Chẳng ai có quyền ban phát cơ hội cho ai!”, “Hãy biết cách gõ cửa, cửa mới mở!”.
Đừng lười yêu ngay khi tình yêu đang gõ cửa! ảnh 1
Ảnh chỉ mang tính minh họa

Những bài này đã đưa ra nhiều cách lý giải về một hiện tượng thú vị: cho cơ hội nhưng có biết “chớp lấy” hay không? Thậm chí có ai được “ban” cho ai cơ hội hay không? Con gái và cả con trai có quyền cư xử thế nào trong việc chăm sóc, đợi chờ, bày tỏ tình cảm...

Trong bài biết này tôi chỉ xin trao đổi với bạn Nguyễn Thu Lý (tác giả bài: "Hãy biết cách gõ cửa, cửa mới mở!") một vài ý xung quanh chuyện ứng xử của bạn gái. Cũng cần giới thiệu luôn tôi là con gái như bạn và đã học qua một trường cao đẳng, nên những chuyện tình yêu thời sinh viên tôi không lạ lẫm.

Tôi đồng ý với Lý rằng “Có ai yêu mà không có những tình huống bạn trai phải nhường nhịn, chiều chuộng bạn gái và ngược lại. Rất nhiều bạn trai không hiểu cách cư xử của phụ nữ. Đã là phụ nữ thì không thể... như đàn ông!” và “Đàn ông muốn phụ nữ luôn đúng giờ nhưng chưa chắc phụ nữ đã muốn như vậy. Chẳng vì lý do gì cả mà thỉnh thoảng cũng phải nhấm nháp cái cảm giác có người đang đợi mình chứ?”

Nhưng “thỉnh thoảng” khác hẳn với ba năm mà cuộc hẹn nào cũng lỡ hẹn, nhiều khi đến cả tiếng đồng hồ! “nhấm nháp” ư? Tôi không nghĩ thế, có lẽ phải nói rằng đây là một kiểu hành hạ thì đúng hơn!

Là phụ nữ, tôi hiểu niềm tự hào rất phụ nữ khi được chăm sóc, chiều chuộng và mình thì nhõng nhẽo một chút! Nhưng liên tục để bạn trai của mình phải khổ sở thì lại là chuyện khác!

Ở đây rõ ràng phải đặt vấn đề rằng bạn Nương có thực sự yêu bạn Vũ Hải Dương hay không? Hoặc bạn ấy đã nhầm lẫn và vẫn nghĩ đó là một kiểu yêu? Hoặc bạn ấy chẳng nghĩ gì mà chỉ để mọi việc trôi đi một cách thiếu trách nhiệm. Tất nhiên ở đây bạn Dương cũng rất không hay với cách cư xử thụ động.

Tôi thấy ở đây, cả hai bạn Dương và Nương đã tạo thành một cặp khá giống nhau, và các bạn cũng chính là “bệnh nhân” của một kiểu “lười yêu” đặc biệt: đó là như đang có một tình yêu nhưng lại không thật sự tích cực với nó.

Bạn cứ sống với sự mù mờ có có - không không, không khẳng định điều gì nhưng cũng không phủ nhận điều gì. Kết quả là một mối quan hệ không đến đầu đến đũa.

Cho cơ hội ư? Tôi đồng ý với Lý rằng: “Nương không hoàn toàn vô tình với bạn (Dương). Khi một người con gái nói với một chàng trai rằng “sẽ cho cơ hội” thì đó không phải là lời nói chơi. Thực chất, đó là một giao ước, dù hơi lửng lơ nhưng cũng xác lập một mối quan hệ”.

Nhưng thử hỏi sau khi tung ra một cái “mồi” như thế, bạn lại cứ để con cá lững lờ mà không “giật”, thì đó là kiểu “cơ hội” gì? Trong chuyện này, các cụ cũng đã có câu nói: Có yêu thì nói rằng yêu/ Không yêu cũng nói một điều cho xong!

Tôi nghĩ trong tình yêu nên mạnh mẽ dứt khoát như thế. Dù là gái hay trai cũng phải như vậy dù ứng xử bề ngoài có khác nhau đôi chút. Bạn Lý nêu câu hỏi: “Chẳng lẽ một người con gái lại phải nói thẳng ra mình đang muốn gì ở người con trai?”.

Không cần nói thẳng, nhưng người con gái cần biết mở đường, kể cả đường tiến hay đường lùi cho người con trai. Con gái là người phát ra tín hiệu, nhưng nếu bạn cứ lừng khừng, chỉ phát ra toàn “đèn vàng” thì con trai làm sao mà biết nên “tạo cơ hội” thế nào?

Đúng là ba năm “chấp nhận một mối quan hệ đưa đón như vậy nghĩa là một người con gái tự khóa hết các ngả đường có thể có cho mình” – nhưng sao lại phải thế nhỉ? Yêu thì tiến tới, không thì dù chẳng có ai cũng nên thôi một mối quan hệ nhàn nhạt! Chấp nhận ư? Tôi nghĩ điều này không phù hợp với thời đại ngày nay.

Tôi nghĩ ngoài bạn Dương nên thay đổi thái độ thụ động, bạn Nương cũng rất cần điều đó. Hãy rõ ràng với tình yêu, đừng lười yêu ngay khi tình yêu đang gõ cửa!

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.