Dùng dòng điện kích thích não sâu 'cứu' người đàn ông 30 năm bị bệnh Parkinson

0:00 / 0:00
0:00
Dùng dòng điện kích thích não sâu 'cứu' người đàn ông 30 năm bị bệnh Parkinson
TPO - Sau 30 năm liên tục dùng thuốc điều trị bệnh Parkinson, nam bệnh nhân đã may mắn được điều trị khỏi bằng phương pháp cấy vi điện cực. Đây là phương pháp sử dụng dòng điện, trực tiếp tác động vào nhân não của người bệnh.

Đó là trường hợp của bệnh nhân nam (61 tuổi) vừa được phẫu thuật tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TPHCM. Người bệnh khởi phát các biểu hiện run tay từ khi chưa tới 40 tuổi và được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh Parkinson.

Suốt 30 năm qua ông đã phải liên tục dùng thuốc điều trị, nhưng 15 năm gần đây bệnh trở nặng gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, khiến bệnh nhân cứ 2 giờ phải uống thuốc 1 lần. Bên cạnh các tác dụng phụ của thuốc, mọi sinh hoạt của bệnh nhân gần như phải lệ thuộc hoàn toàn vào người thân.

Dùng dòng điện kích thích não sâu 'cứu' người đàn ông 30 năm bị bệnh Parkinson ảnh 1

Các bác sĩ thực hiện cuộc phẫu thuật cấy vi điện cực điều trị cho bệnh nhân

Tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, qua nhiều lần thăm khám và hội chẩn các bác sĩ đã quyết định thực hiện phẫu thuật đặt điện cực kích thích não sâu. Đây là phương pháp mới, sử dụng kỹ thuật cao trong can thiệp và điều trị Parkinson.

TS.BS Phạm Anh Tuấn, Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết: “2 vi điện cực được đưa vào các nhân não ở sâu và kết nối với 1 máy kích thích để điều chỉnh các triệu chứng của bệnh. Giống như máy tạo nhịp tim, khi kích thích, dòng điện sẽ theo dây dẫn vào điện cực, tác động vào nhân não. Tuổi thọ của thiết bị này khoảng từ 5 đến 10 năm”.

Sau phẫu thuật, các triệu chứng run, chậm chạp và cứng đờ của bệnh nhân đã cải thiện rất tốt. Người bệnh đã quay lại cuộc sống bình thường có thể thực hiện lại các hoạt động hàng ngày và đặc biệt ông có thể đàn và hát sau gần 20 năm vật lộn với căn bệnh quái ác.

Parkinson là căn bệnh thường gặp ở nhóm người cao tuổi, làm thoái hóa các tế bào não của hệ thần kinh trung ương, chỉ sau bệnh Alzheimer. Tại Việt Nam, theo một số thống kê, tỷ lệ mắc Parkinson chiếm khoảng 1% dân số.

Triệu chứng khởi đầu thường kín đáo, không điển hình như vô cảm, mệt mỏi, ít linh hoạt nên dễ nhầm với trầm cảm. Ở 80 % trường hợp, dấu hiệu làm cho bệnh nhân hoặc người xung quanh để ý là run, đặc biệt là run tay.

Ngoài ra, các triệu chứng khác cảnh báo bệnh Parkinson là: khởi động chậm, khó khăn, khi đi bước nhỏ thân cúi ra trước, khó vượt qua bậc cửa và rất dễ ngã; khó nói, thường bị lắp các từ cuối; chữ viết không đều, nhỏ, viết chậm; hạ huyết áp tư thế đứng.

Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh Parkinson ở Mỹ là 107 - 187/100.000 người sau 65 tuổi, chiếm 34%. Ở Tây Âu khoảng 100 - 200/100.000 dân, còn ở Pháp chiếm 0,4% dân số từ 40 tuổi trở lên và chiếm 1,5% dân số từ 65 tuổi trở lên. 70% khởi bệnh ở tuổi từ 45 đến 70. Tuổi khởi bệnh trung bình thường gặp là 55, nam nhiều hơn nữ.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.