'Đừng để gói 62.000 tỷ xảy ra sai phạm như vụ mua máy xét nghiệm'

'Đừng để gói 62.000 tỷ xảy ra sai phạm như vụ mua máy xét nghiệm'
TPO - Số tiền 62 nghìn tỷ là dành cho dân nghèo gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19. Thế nên cần hết sức giữ gìn, công khai minh bạch gói hỗ trợ này, không để xảy ra sai phạm như vụ mua máy xét nghiệm vừa qua.

Chiều 7/5, Tổ Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị 10 (TPHCM) đã tiếp xúc cử tri quận 8 trước kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa 14.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri Trương Ngọc Sơn (phường 6) đánh giá cao phương pháp dạy trực tuyến cho học sinh trong thời gian cả nước thực hiện biện pháp giãn cách xã hội để phòng tránh dịch COVID-19. Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, mỗi địa phương khác nhau nên sẽ dễ dẫn đến sự thiếu công bằng trong đánh giá chất lượng học sinh.

“Nhiều gia đình khó khăn không có điều kiện trang bị máy cho các cháu. Nhiều nơi chưa có mạng Internet, nếu đánh giá chất lượng học sinh thông qua các buổi học trực tuyến thì sẽ không công bằng”, ông Sơn nói.

'Đừng để gói 62.000 tỷ xảy ra sai phạm như vụ mua máy xét nghiệm' ảnh 1 Cử tri Trương Ngọc Sơn

Một số cử tri đồng tình và đánh giá cao việc Chính phủ kịp thời có gói 62.000 tỷ đồng hỗ trợ cho những người yếu thế gặp khó khăn bởi dịch COVID-19 nhưng cho biết thêm đang có tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”: nhiều nơi triển khai chậm, tiền vẫn chưa đến tay người nghèo….

Ghi nhận ý kiến các cử tri, đại biểu Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: Việt Nam đã cơ bản khống chế được đại dịch COVID-19. Cả nước đang bước vào giai đoạn bình thường mới, chống dịch trong trạng thái mới, vừa làm việc, vừa hết sức cảnh giác…

“Chúng ta đã kiểm soát dịch rất tốt bên trong lãnh thổ. Bên ngoài, tình hình dịch bệnh còn rất phức tạp. Hiện nay, vắc xin phòng chống dịch chưa có nên còn rất lo. Sắp tới các cháu đi học ở nước ngoài muốn trở về thì chúng ta sẽ đưa về nhưng sẽ đưa về từ từ chứ không làm ồ ạt... ”, ông Bình nói.

'Đừng để gói 62.000 tỷ xảy ra sai phạm như vụ mua máy xét nghiệm' ảnh 2 Đại biểu Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội

Nói về gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng, đại biểu Phan Thanh Bình nhấn mạnh: “Đất nước còn nghèo song Chính phủ vẫn cố gắng dành 62 nghìn tỷ hỗ trợ cho người dân vượt qua khó khăn. Số tiền này phải hết sức giữ gìn, đừng để xảy ra sai phạm như mấy vụ mua máy xét nghiệm. Đây là tiền dành cho những người nghèo như bán vé số, lao động mất việc,… quá trình làm phải công khai, minh bạch và được Mặt trận tổ quốc các cấp giám sát”.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng cũng cho biết tại kỳ họp này Quốc Hội sẽ xem xét việc miễn thuế nông nghiệp cho người dân.

Theo đại biểu Phan Thanh Bình, trong tình hình dịch bệnh, việc chuyển sang học trực tuyến là xử lý tình huống. Các hoạt động xã hội khác cũng vậy. Đây cũng là tiền đề căn bản để sắp tới chuyển sang mô hình xã hội số. “Trọng tâm của năm học này là những gì chưa học thì sẽ bổ sung. Học gì thi nấy…”, ông Bình thông tin.

Đại biểu Ngô Minh Châu, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, cùng với cả nước, thành phố đã làm tốt công tác phòng chống dịch COVID-19. Số ca mắc COVID-19 tại TPHCM được khống chế ở mức 55 trường hợp, trong đó có 2 trường hợp đang điều trị gồm bệnh nhân số 91 (phi công người Anh) tình trạng bệnh lý rất nặng và bệnh nhân số 271 (chuyên gia dầu khí).

Dự kiến từ ngày 15/5, TPHCM sẽ đón một số chuyến bay chở con em từ nước ngoài trở về và sẽ cách ly tập trung ngay từ khi xuống sân bay.

'Đừng để gói 62.000 tỷ xảy ra sai phạm như vụ mua máy xét nghiệm' ảnh 3 Đại biểu Ngô Minh Châu, Phó Chủ tịch UBND TPHCM 

“Thành phố băn khoăn là số ca tái dương tính còn cao. Đến nay TPHCM đã có 10 ca. Thay vì xét nghiệm các bệnh nhân đã xuất viện 5 ngày/lần, TPHCM thực hiện xét nghiệm hàng ngày. Chúng ta không được lơ là, chủ quan”, ông Châu nói.

Về chương trình kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, đại biểu Ngô Minh Châu cho biết sẽ chia thành 2 đợt. Đợt 1: Từ ngày 20/5 - 4/6, Quốc hội sẽ họp trực tuyến. Đầu cầu đặt tại Hà Nội kết nối với 63 điểm cầu là Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành. Đợt 2: các đại biểu sẽ họp tập trung tại tòa nhà Quốc Hội từ ngày 10/6 đến ngày 19/6.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.