Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht cùng Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Nad và Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kajsa Ollengren chụp ảnh chung tại căn cứ không quân Sliac ở Slovakia ngày 6/5. (Ảnh: Reuters) |
Trước sức ép từ dư luận trong và ngoài nước, Đức gần đây đảo ngược chính sách không gửi vũ khí hạng nặng cho các vùng chiến sự.
Số vũ khí trên sẽ được lấy từ kho vũ khí Bundeswehr và được vận chuyển tới Ukraine ngay sau khi hoàn tất quá trình bảo dưỡng trong vài tuần tới, bà Lambrecht nói với báo chí tại thị trấn Sliac của Slovakia.
Viện huấn luyện cho nhóm đầu tiên gồm khoảng 20 binh lính Ukraine về cách sử dụng hệ thống pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 dự kiến bắt đầu trong tuần tới, tại thị trấn Idar-Oberstein của Đức. Nhóm lính này đều là những người đã sử dụng thành thạo các loại pháo do Liên Xô sản xuất.
Ukraine khẩn cầu phương Tây tăng cường viện trợ vũ khí hạng nặng khi Nga chuyển trọng điểm chiến trường sang miền đông và nam, sử dụng các loại có hoả lực mạnh hơn.
Berlin cũng sẽ cung cấp gói đạn dược đầu tiên cho lựu pháo do hãng quốc phòng KMW sản xuất. Các hợp đồng mua đạn dược sau này sẽ do Kiev và KMW tự trao đổi.
Panzerhaubitze 2000 là một trong những loại pháo tự hành mạnh nhất trong kho vũ khí Bundeswehr, có thể tấn công mục tiêu nằm cách xa 40km.
Tuần trước, Berlin đồng ý cung cấp cho Kiev các loại vũ khí hạng nặng, trong đó có pháo phòng không Gepard.
Hầu hết vũ khí mà các nước NATO gửi cho Ukraine đến nay đều là loại do Liên Xô chế tạo và được cất trong kho của các nước thành viên NATO ở Đông Âu. Tuy nhiên, Mỹ và một số đồng minh gần đây bắt đầu viện trợ pháo của phương Tây cho Kiev.
Bà Lambrecht có cuộc gặp người đồng cấp Hà Lan Kajsa Ollongren trong ngày 6/5 tại Sliac, nơi cả hai nước đều đã triển khai hệ thống phòng không Patriot từ khi xung đột nổ ra ở Ukraine.