Đức lên kế hoạch truy cập dữ liệu công dân để phục vụ điều tra tội phạm

Một thiết bị do thám được trưng bày ở Bảo tàng Stasi, Berlin. Ngày nay, việc nắm bắt và bảo vệ những thông tin riêng tư, bí mật đã ngày càng trở nên tinh vi và đa dạng hơn
Một thiết bị do thám được trưng bày ở Bảo tàng Stasi, Berlin. Ngày nay, việc nắm bắt và bảo vệ những thông tin riêng tư, bí mật đã ngày càng trở nên tinh vi và đa dạng hơn
TPO - Một chiếc máy ghi âm được thiết kế bí mật trong cửa phòng ngủ. Một chiếc camera được giấu trong chuồng chim. Những thiết bị lấy mẫu mùi được đặt kín đáo trong sofa phòng khách để thu thập mùi cơ thể, sẽ được gửi cho chó nghiệp vụ để xác định mục tiêu khả nghi.
Những thiết bị ngụy trang nói trên chỉ là một trong số các thiết bị được Lực lượng An ninh Đông Đức - được biết đến với tên gọi Stasi, trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1990 để kiểm soát các công dân của họ, hiện được trưng bày phần lớn ở Bảo tàng Stasi ở thủ đô Berlin. Những thiết bị giấu kín này có thể so sánh với smartphone hay trợ lý ảo trong một căn nhà "thông minh", đang hàng ngày thu thập dữ liệu về lối sống và thói quen sinh hoạt của bạn.
Giờ đây, Cảnh sát Quốc gia Đức - như mọi lực lượng chấp pháp trên thế giới, mong muốn được truy cập không chỉ là dữ liệu điện thoại, mà còn là thông tin do các trợ lý số như Google Home hay Amazon Echo thu thập được từ người sử dụng. Quốc gia hàng đầu châu Âu này hiện đang lên kế hoạch thảo luận về vấn đề này trong cuộc họp của Bộ Nội vụ vào tuần tới.
Người phát ngôn của bộ này đã phát biểu trong buổi họp báo, rằng để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm, các cơ quan liên bang và chính quyền nên có quyền truy cập vào các dữ liệu cá nhân.
Động thái này được cho là hồi chuông báo động đối với quyền riêng tư về công nghệ và nội dung số. "Hoàn toàn là vi hiến nếu họ lên kế hoạch thực hiện. Tôi mong đợi các cơ quan bảo vệ dữ liệu người dùng sẽ trì hoãn kế hoạch này", Giáo sư Jeanette Hofmann, Đại học Freie, Berlin và là một nghị sĩ quốc hội thuộc bộ phẩn thẩm tra, xét hỏi trên internet và các nền tảng số.
Các nhóm vì quyền riêng tư trên không gian số tại Đức đã chỉ trích mạnh mẽ đề nghị của EU về việc thu thập bằng chứng trên không gian số để phục vụ công tác điều tra tội phạm. Họ chỉ ra rằng, bộ luật bảo vệ quyền riêng tư của Đức có thể bị vô hiệu hóa, cũng như tranh cãi rằng liệu đề nghị của EU chưa đề cập đến trường hợp liệu một tội phạm ở một quốc gia có bị coi là tội phạm ở một quốc gia khác không?
Đức chắc chắn không phải là quốc gia duy nhất đang xác định ranh giới của không gian riêng tư trên nền tảng số. Bởi lịch sử để lại, Đức là quốc gia đặc biệt nhạy cảm với quyền riêng tư, khi đã soạn thảo những bộ luật bảo vệ quyền riêng tư có hiệu lực nhất trên thế giới.
Theo Theo CNN
MỚI - NÓNG
Xe BMW vượt ẩu, húc văng xe máy xuống mương
Xe BMW vượt ẩu, húc văng xe máy xuống mương
TPO - Ngày 11/12, một đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, ghi lại cảnh một chiếc BMW lấn làn, vượt ẩu trên đèo Dran, tỉnh Lâm Đồng húc văng xe máy xuống mương nước. Sự việc này đã khiến nhiều người bày tỏ bức xúc.
Cần Thơ: Chưa rõ thời điểm tái khởi động dự án bệnh viện nghìn tỷ 'đắp chiếu'
Cần Thơ: Chưa rõ thời điểm tái khởi động dự án bệnh viện nghìn tỷ 'đắp chiếu'
TPO - "Sau khi xác định được nguồn vốn, Sở Y tế sẽ trình UBND thành phố để điều chỉnh chủ trương. Nếu hoàn thành các thủ tục, được cấp nguồn vốn, chúng tôi sẽ triển khai dự án trong thời gian sớm nhất”, Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ trả lời chất vấn của các đại biểu về dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ- vốn dừng thi công và "đắp chiếu" từ năm 2022 tới nay.