Đưa nhãn lồng Hưng Yên lan tỏa ra thị trường quốc tế từ năm 2022

0:00 / 0:00
0:00
Đưa nhãn lồng Hưng Yên lan tỏa ra thị trường quốc tế từ năm 2022
TPO - Đối với nhãn lồng Hưng Yên, bắt đầu từ năm sau, cơ quan chức năng và địa phương sẽ phấn đấu xây dựng được thương hiệu trên thị trường quốc tế, đồng thời phối hợp với cơ quan tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài để tìm kiếm thị trường mới, nhất là tại các nước trong khu vực như Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Úc.

Ngày 15/7, UBND tỉnh Hưng Yên đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và các đơn vị tổ chức Hội nghị trực tuyến kết nối cung cầu, tiêu thụ nhãn và nông sản. Hội nghị kết nối với 15 điểm cầu tỉnh, thành phố trong nước và gần 60 điểm cầu chính ở nước ngoài từ 21 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Ông Nguyễn Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho biết, dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp ảnh hưởng việc tiêu thụ nông sản của tỉnh. Đến thời điểm này, Hưng Yên có khoảng 4.800 ha nhãn lồng, với sản lượng 50.000 - 55.000 tấn; 1.400 ha vải với sản lượng 15.000 tấn; 3.000 tấn cây cam, bưởi; 900 tấn chuối… bước vào mùa vụ thu hoạch.

Đưa nhãn lồng Hưng Yên lan tỏa ra thị trường quốc tế từ năm 2022 ảnh 1

Các đại biểu cắt băng chúc mừng chuyến xe đầu tiên trong mùa vụ 2021 chở nhãn lồng Hưng Yên tiêu thụ tại thị trường châu Âu và Anh

Theo ông Nam, thời gian qua, Hưng Yên đã tổ chức hàng loạt chương trình xúc tiến thương mại để tìm đầu ra cho nông sản. Song tỉnh còn thiếu doanh nghiệp lớn làm đầu mối thu mua hàng hóa, công đoạn sơ chế, bảo quản còn hạn chế, thiếu hệ thống kho lạnh bảo quản. Do vậy, các doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ gặp không ít khó khăn khi cần lượng hàng lớn đảm bảo về chất lượng. Đặc biệt, một số thương hiệu nông sản của Hưng Yên bị lạm dụng về danh tiếng, bị pha trộn với nhiều loại sản phẩm của địa phương khác làm giảm uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, trong năm 2021, Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT và các địa phương đưa hàng loạt nông sản vụ như trái vải, trái mận, trái thanh long…tiêu thụ không chỉ thị trường trong nước mà còn ra nhiều thị trường quốc tế lớn, uy tín.

Đưa nhãn lồng Hưng Yên lan tỏa ra thị trường quốc tế từ năm 2022 ảnh 2

Theo đại diện Bộ Công Thương, từ nay đến sang năm, phấn đấu đưa thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên có tên tuổi trên thị trường quốc tế

Theo ông Hải, trong bối cảnh dịch COVID-19, việc tiêu thụ nông sản đã được chuyển qua hình thức mới – thương mại điện tử. Thời gian tới, hình thức này sẽ được bộ đưa vào áp dụng rộng rãi. Trước mắt, Bộ Công Thương sẽ chú trọng khai thác nông sản số, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu qua hình thức này. Trong dài hạn, bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành địa phương xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ đúng nhu cầu, chất lượng thị trường.

“Đối với nhãn lồng Hưng Yên, bắt đầu từ năm sau, chúng ta sẽ phấn đấu xây dựng được thương hiệu trên thị trường quốc tế, đồng thời phối hợp với cơ quan tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài để kết nối, tìm kiếm thị trường mới, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Úc. Thời gian tới, không chỉ nhãn lồng, mà còn các nông sản khác của các tỉnh, thành khác nữa cũng sẽ được đầu tư, quan tâm xây dựng thương hiệu hướng đến sự phát triển bền vững cho nông sản Việt Nam”, ông Hải nói.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.