Đưa người đi XKLĐ bằng visa du lịch

Đưa người đi XKLĐ bằng visa du lịch
TP - Bằng thủ đoạn trên, Dương Thị Thúy (SN 1974, trú Tiên Du, Bắc Ninh) cùng đồng phạm đã đưa hàng chục người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) rồi chiếm đoạt tài sản.

TAND tỉnh Bắc Ninh vừa xét xử vụ án “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài và ở lại nước ngoài trái phép” do Dương Thị Thúy cầm đầu.

Theo cáo buộc, từ năm 2005 đến đầu năm 2008, Thúy cùng đồng phạm ở các địa bàn Hà Nội, Thái Bình, Bắc Ninh… tổ chức đưa hàng chục người lao động sang Ma Cau, Đài Loan trái phép. Với hành vi này, Thúy bị tuyên 4 năm tù.

Qua vụ án, cơ quan chức năng đã làm rõ được một chiêu thức đưa người đi XKLĐ trái phép với tổ chức chặt chẽ, qua nhiều trung gian.

Từ năm 2005, Thúy mở các văn phòng giao dịch với các tên gọi liên quan đến hoạt động XLLĐ để đánh lừa người lao động. Thúy đưa ra mức lương hậu hĩnh nơi xứ người với thủ tục “bay” đơn giản, đại loại: “Lao động muốn đi chỉ cần nộp 2 quyển hộ chiếu, sang Đài Loan sẽ có người đón và lo việc, nếu không có việc, Thúy sẽ trả lại tiền” để dụ dỗ người lao động.

Sau khi nhận một khoản tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng của người lao động, Thúy cùng đồng phạm tổ chức các thao tác rất bài bản như: tổ chức các lớp học ngoại ngữ, các lớp học kỹ năng, giao tiếp cơ bản, khám sức khỏe cho người lao động… Sau đó, Thúy và đồng phạm đưa lao động ra nước ngoài bằng visa du lịch.
Song thực tế là, các lao động không được làm visa 1 năm hoặc 2 năm như những lời hứa hẹn, họ chỉ nhận được tấm hộ chiếu với visa du lịch 1 tháng. Sau khi hết 1 tháng trên, các lao động sẽ phải tự xoay xở, tự phải tìm cách để “trụ” lại nơi xứ người và luôn có nguy cơ bị trục xuất về nước bất cứ lúc nào về hành vi nhập cảnh trái phép.

Để ở lại nhiều lao động đã phải chấp nhận đăng kết kết hôn giả với người nước ngoài với nhiều hệ lụy khôn lường.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.