Đưa Hồ Tây thành điểm đến văn hóa

Bơi chải thuyền rồng trên Hồ Tây.
Bơi chải thuyền rồng trên Hồ Tây.
TP - Lãnh đạo thành phố Hà Nội kỳ vọng, đua thuyền rồng trên Hồ Tây sẽ trở thành sự kiện thường niên, quy tụ các đội đua từ các nước ASEAN, là cái nôi đào tạo vận động viên trẻ cho bộ môn đua thuyền. Đồng thời giúp Hồ Tây trở thành điểm đến văn hóa, thu hút người dân và du khách.

Ngày 24/2 (mùng 9 Tết) tại khu vực Hồ Tây, hàng nghìn người dân Thủ đô và du khách đã đổ về đây để theo dõi Lễ hội bơi chải thuyền rồng mừng xuân mới 2018. Dù là lần đầu tiên tổ chức, nhưng Lễ hội bơi chải thuyền rồng trên Hồ Tây đã thu hút khán giả theo dõi, reo hò cổ vũ cho các đội đua, tạo nên một không khí vô cùng sôi động. Lễ hội tổ chức trên Hồ Tây, đoạn từ chùa Trấn Quốc (đường Thanh Niên) đến vườn hoa Lý Tự Trọng, với đường đua dài 600m.

Lễ hội có sự tham gia tranh tài của 27 đội thuộc 7 quận, huyện của thành phố Hà Nội là: Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thanh Oai, Ba Vì, Sơn Tây và các CLB thuyền rồng của 4 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên. Có trên 400 vận động viên tham gia tranh tài ở 2 hạng mục: đua thuyền rồng tiêu chuẩn và đua thuyền rồng truyền thống.  Anh Trần Nam Khánh, vận động viên đội thuyền rồng tỉnh Thái Nguyên cho hay, Lễ hội năm nay có rất nhiều đội mạnh, nên đội nào cũng phải quyết tâm cao nhất. Đây là giải đấu rất hay với nhiều ý nghĩa, rất mong giải sẽ ngày càng phát triển, năm sau phong trào mạnh hơn năm trước.

Không chỉ được xem đua thuyền, người dân đến với Lễ hội còn được thưởng thức các hoạt động bên lề trước giờ thi đấu như: Diễu hành thuyền rồng, lướt ván Hồ Tây, diễu hành xe đạp trên đường Thanh Niên và biểu diễn chèo tại khu vực vườn hoa Lý Tự Trọng.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao (VHTT) Hà Nội cho biết, sau khi Hồ Tây được nạo vét, Hà Nội muốn tổ chức nhiều hoạt động tại đây để biến Hồ Tây trở thành điểm đến hấp dẫn của Thủ đô. Ngoài đua thuyền, thành phố sẽ tổ chức thêm một số môn thể thao dưới nước và diễu hành môtô phân khối lớn, xe đạp cổ, xe đạp đua... trên bờ. Là lần đầu tiên tổ chức đua thuyền trên Hồ Tây, mặc dù thời tiết sương mù nhưng Lễ hội vẫn thu hút đông đảo người dân, được công chúng đón nhận. “Chúng tôi đang tổng hợp báo cáo về Lễ hội vừa qua để báo cáo thành phố vào cuối tháng 3/2018, cùng lúc sẽ trình kế hoạch tổ chức thành hoạt động thường niên”, lãnh đạo Sở VHTT cho hay.

Trong buổi họp giao ban công tác UBND thành phố Hà Nội tháng 2/2018, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã giao Sở VHTT xây dựng kế hoạch để đưa ra tập thể UBND thành phố xin ý kiến về việc bắt đầu từ 2019 sẽ đưa giải đua thuyền rồng trên Hồ Tây trở thành sự kiện văn hoá, thể thao nổi bật, là điểm đến thu hút người dân và du khách. Từ năm 2019, lễ hội này sẽ tổ chức từ 3- 5 ngày, mời các tỉnh, các nước ASEAN tham gia. Kinh phí có thể thông qua xã hội hóa bằng việc kết hợp với một số đơn vị thể thao. “Đây cũng là việc làm để khôi phục môn thể thao truyền thống, từ đó tăng cường đào tạo vận động viên, mở thêm các cơ sở đào tạo để học sinh trung học phổ thông có thể tiếp cận với môn thể thao này”, ông Chung đề nghị.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.