Đưa "game" tương tác vào bài giảng trực tuyến: Thầy cô ủng hộ, teen thích thú

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Để thu hút học sinh tập trung học online trong mùa dịch thật hiệu quả không phải là bài toán đơn giản. Tâm lý trở ngại khi học trực tuyến đã nảy sinh nhiều bất cập. Hiện nay, nhiều giáo viên đã thiết kế các bài giảng online rất sáng tạo để thay đổi không khí và tâm trạng của học sinh.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy được xem là phương pháp dạy học tiên tiến và mang lại hiệu quả cao. Một trong số những cách ứng dụng đó là sử dụng các trò chơi học tập trực tuyến làm cho bài giảng thủ vị hơn, đồng thời có thể kiểm tra tổng hợp nhanh kiến thức.

Các ứng dụng công cụ trực tuyến hỗ trợ chơi trắc nghiệm online được sử dụng phổ biến như Kahoot!, Quizizz, Padlet… với định dạng dễ sử dụng và âm nhạc hấp dẫn khiến giáo viên và học sinh chủ động tương tác hơn.

Đưa "game" tương tác vào bài giảng trực tuyến: Thầy cô ủng hộ, teen thích thú ảnh 1

Các ứng dụng công cụ hỗ trợ học tập đang ngày càng phổ biến giúp nâng cao chất lượng giáo dục và tăng sự tương tác trong điều kiện online "hạn chế". Ảnh: Internet.

Chia sẻ với Thanh Niên, Thạc sĩ Phạm Văn Mạnh - giảng viên tiếng Anh trường Cao đẳng Công thương TP.HCM, giành giải Nhất cuộc thi “Thiết kế dạy học trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp” đã thiết kế bài giảng này trên nền tảng Moodle, vận dụng thang đo “bloom” vào bài thiết kế để chọn kênh chữ, kênh hình hay video để phù hợp với cấp độ của sinh viên.

Đưa "game" tương tác vào bài giảng trực tuyến: Thầy cô ủng hộ, teen thích thú ảnh 2
Thạc sĩ Phạm Văn Mạnh đã giành giải Nhất cuộc thi “Thiết kế dạy học trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp” do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức. Nguồn: Thanh Niên

Theo Thạc sĩ Phạm Văn Mạnh, thiết kế một bài kiểm tra đánh giá như là một trò chơi sẽ giúp thay đổi không khí và tâm trạng của sinh viên hơn nhưng vẫn đáp ứng mọi yêu cầu học tập như: Nội dung, luyện tập vận dụng, kiểm tra đánh giá, tương tác với người học, tài liệu tham khảo...

Chia sẻ với nhà Hoa, Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông (Trưởng bộ môn Truyền thông, Khoa Báo chí trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) đánh giá: Không gian dạy học online bị “tước bỏ” rất nhiều các tác nhân cảm xúc và trực giác cho cả thầy cô và học trò. Vì vậy, sáng tạo bài giảng online sẽ giúp cả thầy cô và trò tìm lại được phần nào những “tác nhân” đặc biệt ấy.

Đưa "game" tương tác vào bài giảng trực tuyến: Thầy cô ủng hộ, teen thích thú ảnh 3

Bài giảng online sẽ hiệu quả hơn nếu giáo viên trao quyền “sáng tạo” cho học sinh, vừa tạo cảm hứng cho học sinh mà các thầy cô cũng có cơ hội được làm mới bài giảng của mình.

Trao đổi về vấn đề liệu phương pháp dạy học truyền thông có bị lỗi thời nếu phương pháp giảng dạy trực tuyến ngày càng sáng tạo, Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông cho biết: Việc thuyết giảng theo “phương pháp dạy học truyền thống” là cần thiết nhưng thời lượng kéo dài sẽ bị nhàm chán, mà để học trò thuyết trình suốt hay cứ đưa “game” vào thì mạch học tập sẽ bị vỡ vụn ra, mất tính hệ thống.

Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông khẳng định: “Tụt hậu hay không trong việc dạy và học online thật ra là ở chỗ giáo viên có đặt tâm ý để nắm bắt và hiểu tâm lý, nguyện vọng của học trò để từ đó mà “pha chế” kiến thức, thêm các hoạt động cho hài hòa.”

Với sự năng động của Gen Z, bạn Hoa Hạ (khoa Quản trị, ĐH UEH, TP.HCM) đánh giá cao sự sáng tạo trong cách thức giảng dạy của nhiều giảng viên hiện nay. So với cách dạy truyền thống thì cô bạn đặc biệt bị thu hút bởi các cách dạy sáng tạo này. Hoa Hạ cho biết ở các môn Tiếng Anh, giảng viên trường UEH thường tổ chức các mini game trên các trang web như Padlet, Kahoot… giúp sinh viên dễ ghi nhớ từ vựng hơn và khuyến khích sự tham gia tích cực của sinh viên bằng những món quà “điểm cộng”.

Đưa "game" tương tác vào bài giảng trực tuyến: Thầy cô ủng hộ, teen thích thú ảnh 4

Nhiều giáo viên đã thiết kế các bài giảng online thật sáng tạo để thay đổi không khí và tâm trạng học tập của teen. Nguồn: Internet

Không chỉ sinh viên mà các bạn học sinh các cấp cũng xem đây là "vũ khí" tăng "mood" không khí buổi học. Bạn Linh Nhi (lớp 12, trường THPT Thăng Long, TP.HCM) cho biết: “Việc tập trung vào những kiến thức trọng tâm bằng những cách thức sáng tạo sẽ tụi mình hứng thú hơn hẳn so với việc cho làm kiểm tra bằng một bài trắc nghiệm khô khan thông thường”.

Đưa "game" tương tác vào bài giảng trực tuyến: Thầy cô ủng hộ, teen thích thú ảnh 5

Hoạt động "Chụp cùng Atlat" được teen trường THPT Thăng Long hưởng ứng tích cực. Ảnh: NVCC

Không chỉ đưa game vào bài giảng, Linh Nhi cho biết ở môn học Địa Lí, cô giáo đã tổ chức cuộc thi “Chụp cùng Atlat” thu hút sự tham gia tích cực của các teen với những bức ảnh đáng yêu và “content” đậm chất Địa Lí.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tween Tiểu học CLC Tràng An hào hứng tham gia Ngày hội Sách và STEM 2024

Tween Tiểu học CLC Tràng An hào hứng tham gia Ngày hội Sách và STEM 2024

HHT - Trong không khí tưng bừng hướng tới Ngày sách và Bản quyền thế giới lần thứ 29, Ngày sách Việt Nam lần thứ 11 và để các em học sinh có cơ hội trực tiếp tham gia trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, trường Tiểu học CLC Tràng An đã tổ chức Ngày hội Sách và STEM năm 2024 với chủ đề “Khơi nguồn sáng tạo - Tự tin tỏa sáng”.