Du lịch, vận tải đường sông… mắc cạn

TPHCM có tiềm năng và lợi thế giao thông, du lịch đường thủy nhưng hiệu quả khai thác đạt rất thấp
TPHCM có tiềm năng và lợi thế giao thông, du lịch đường thủy nhưng hiệu quả khai thác đạt rất thấp
TP - Theo Giám đốc Sở Du lịch Bùi Tá Hoàng Vũ, du lịch đường thủy phát triển chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế do hệ thống cầu tàu, nhà chờ, bến đậu trên các tour tuyến thiếu và yếu, nguồn nước ô nhiễm nặng, kênh rạch bị lấn chiếm, đặc biệt là còn thiếu khu vực vệ sinh dành cho du khách…

Tê liệt vì độ tĩnh không  quá nhỏ

Tại hội thảo về du lịch đường sông diễn ra tại TPHCM vào chiều 22/11, thạc sỹ Huỳnh Văn Sinh (Học viện cán bộ TPHCM) cho biết thành phố có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển với gần 1.000 km, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai-Sài Gòn. TPHCM còn có hệ thống kênh rạch chằng chịt với 16 tuyến đường thủy nội địa quốc gia (tổng chiều dài 252 km), 7 tuyến hàng hải (146 km) và 87 tuyến đường thủy nội địa địa phương (574 km).

Sông Sài Gòn có độ sâu trung bình từ 6 -12 m, tàu biển lớn vào được đến cảng Sài Gòn nằm sâu trong nội địa 60km, chi phí lưu thông hàng hóa giảm đáng kể, rủi ro kinh doanh được giảm thiểu nhờ vận chuyển bằng đường thủy, giảm chi phí trung gian, tăng tính cạnh tranh. Lượng hàng hóa thông qua các cảng khu vực TPHCM năm 2015 là 5,6 triệu TEU (tương đương container 20 feet), trong đó, cảng Cát Lái chiếm 80% thị phần. Lượng hàng thông qua cụm cảng ICD Trường Thọ, Thủ Đức (gồm 5 cảng Transimex, Phước Long, Sotrans, Tanamexco, Phúc Long) là 1,8 triệu TEU.

“Chúng ta sẽ đánh mất hàng trăm triệu đô la hàng năm, quan trọng hơn sẽ đánh mất hàng triệu lượt khách nếu không kịp thời tạo điểm nhấn, sự khác biệt của loại hình du lịch đường sông”.

Ông Phạm Huy Bình, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty du lịch Sài Gòn

“Chỉ tính 90% số container hàng hóa này nếu được vận chuyển bằng đường thủy, có thể bớt được ít nhất cả triệu chuyến xe. Chưa nói, chi phí vận chuyển bằng đường thủy thấp hơn 3-4 lần so với đường bộ. Việc gấp rút lúc này là hướng đến khai thác hệ thống giao thông thủy, giảm sức ép lên hạ tầng giao thông đường bộ”, ông Sinh nói.

Tuy nhiên, theo giám đốc Sở GTVT Bùi Xuân Cường, thực tế hàng hóa vận chuyển qua cảng Cát Lái bằng đường thủy chỉ chiếm 4% vì tuyến đường thủy sông Sài Gòn gần như bị tê liệt do độ tĩnh không thông thuyền cầu Bình Lợi chỉ 1,6m. Trong 11 tháng qua, TPHCM vận chuyển được 233 nghìn lượt khách bằng đường thủy, thấp hơn nhiều lần so với vận tải hành khách công cộng bằng đường bộ trong 1 ngày (1 triệu lượt khách/ngay).

Gặp khó từ chính sách

Ông Phạm Huy Bình, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty du lịch Sài Gòn cho rằng lượng khách đến TPHCM sẽ ngày càng tăng. Với đặc thù loại hình “du lịch thành phố” (city tourism) như hiện nay sẽ khó thu hút nhiều lượng khách nếu chúng ta không kịp thời tập trung công tác đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, mang lại nhiều lựa chọn cho du khách, gia tăng lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh.

“Phát triển các sản phẩm du lịch mới, trong đó có du lịch đường sông là thực sự cần thiết và cấp bách. Tình hình khai thác du lịch đường sông trong thời gian qua còn gặp nhiều thách thức, chưa thực sự mang lại trải nghiệm thú vị cho du khách”, ông Bình nói.

Theo giám đốc Sở Du lịch Bùi Tá Hoàng Vũ, số lượng các doanh nghiệp tham gia kinh doanh khai thác du lịch đường sông ngày càng tăng. Từ 9 doanh nghiệp với 37 phương tiện năm 2011 đến năm 2014 đã tăng lên 37 doanh nghiệp với hơn 130 phương tiện. Tuy nhiên, đầu năm 2015, các doanh nghiệp gặp khó khi UBND thành phố ra quyết định tạm ngưng hoạt động vận tải hành khách đường thủy tại Công viên Bạch Đằng trong khi chưa có bến thủy ở khu vực Trung tâm đủ điều kiện hoạt động đưa, đón khách du lịch.

Theo ông Vũ, sự phát triển của du lịch đường thủy chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có do hệ thống cầu tàu, nhà chờ, bến đậu trên các tour tuyến khá thiếu và yếu về chất lượng, nguồn nước ô nhiễm nặng, kênh rạch bị lấn chiếm nhiều, cảnh quan còn đơn điệu, độ tĩnh không thấp khó cho tàu thuyền lưu thông, thiếu khu vực vệ sinh dành cho du khách,…

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.