Du lịch văn hóa Đắk Lắk tìm thời cơ trong thách thức

0:00 / 0:00
0:00
Thác Thủy Tiên là một trong những danh thắng đẹp nhất của tỉnh Ðắk Lắk
Thác Thủy Tiên là một trong những danh thắng đẹp nhất của tỉnh Ðắk Lắk
TP - Trước tình hình dịch bệnh COVID-19, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ðắk Lắk đã có nhiều biện pháp để chủ động vượt khó.

Đắk Lắk được biết đến là một tỉnh hội tụ nhiều tiềm năng du lịch với kho tàng văn hóa độc đáo, đặc sắc. Đây là vùng đất sản sinh và lưu giữ các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể độc đáo như các lễ hội, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên… của các dân tộc như Êđê, M’Nông, Ba Na, Xê Đăng,… là cơ hội để giới thiệu, quảng bá với du khách bức tranh du lịch văn hóa, sinh thái giàu gam màu, họa tiết trên vùng đất vốn được mệnh danh là xứ sở cao nguyên huyền bí của nắng và gió.

Ngành du lịch hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững, an toàn cho mọi người, lấy người dân, du khách là trung tâm. Để tham gia kích cầu du lịch, có nhiều doanh nghiệp triển khai nhiều giải pháp như giảm giá từ 25 - 50% (lưu trú, dịch vụ, vận chuyển, mua sắm) cho du khách khi lựa chọn điểm đến. Ngành du lịch tập trung phát động và triển khai chiến dịch: “Người Đắk Lắk đi du lịch Đắk Lắk”; ứng dụng công nghệ số vào tuyên truyền, quảng bá du lịch; nhiều giải thể thao được đăng cai và tổ chức thành công, như: Giải Futsal vô địch quốc gia và Giải Futsal sinh viên đồng hành khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên năm 2021, các trận lượt đi giải Bóng đá hạng Nhất quốc gia, Cúp quốc gia năm 2021; tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2021-2030 và Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân tỉnh Đắk Lắk năm 2021; tổ chức Dạ hội Điện ảnh cùng các cuộc triển lãm để thu hút khách và Nhân dân địa phương.

Bên cạnh đó, Bảo tàng Đắk Lắk đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức khai quật Di chỉ Thác Hai (thuộc thôn 6, xã Ia Jlơi - huyện Ea Súp), phát hiện những tư liệu hiện có về những nền văn hóa hoặc di chỉ có cùng niên đại. Có thể nói đây là lần đầu tiên ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, đã phát hiện được một công xưởng chế tác mũi khoan với quy mô lớn, chuyên môn hóa cao, trình độ kỹ thuật tinh xảo góp phần thu hút các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà khảo cổ và nhân dân đến với Đắk Lắk để nghiên cứu và trải nghiệm.

Song song đó, chú trọng xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2025; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 để phục vụ khách tại địa phương. Đồng thời, tổng hợp, đề xuất khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch với cấp có thẩm quyền xem xét, hỗ trợ.

Trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, lượng khách (chủ yếu là nội địa) đến Đắk Lắk tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020. Dù có phát triển chậm hơn do tình hình dịch bệnh diễn biến khá phức tạp như hiện nay, nhưng nhờ sự chung tay, hỗ trợ tích cực và kịp thời của các ban, ngành liên quan, ngành kinh tế này vẫn giữ được mức tăng trưởng đặt ra, những điểm đến an toàn trên vẫn tiếp tục thu hút du khách.

Tổng thu từ du lịch toàn tỉnh tháng 5 năm 2021: Ước đạt 29,75 tỷ đồng, bằng 68,87% so với cùng kỳ 2020. Tổng số khách đón tiếp: đạt 35.000 lượt khách, bằng 51,74% so cùng kỳ 2020. Trong đó, khách trong nước ước đón 34.890 lượt khách, bằng 52,47% so với cùng kỳ 2020; khách quốc tế ước đạt 110 lượt khách, bằng 9,57% so với cùng kỳ 2020.

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk đã triển khai hướng dẫn các đơn vị, cơ sở thực hiện tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn; tuyên truyền Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Để phòng, chống dịch nên các sự kiện văn hóa, du lịch, giải đấu thể thao của tỉnh và toàn quốc phải tạm hoãn và điều chỉnh thời gian tổ chức. Hoạt động sự kiện, lễ hội tạm dừng.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến của dịch bệnh COVID-19 để tổ chức, triển khai các hoạt động, sự kiện phù hợp với thực tiễn, vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch, vừa đảm bảo công tác chuyên môn. Công tác thanh tra, kiểm tra, đúng quy định, kịp thời chấn chỉnh sai phạm, đảm bảo môi trường kinh doanh hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao và du lịch lành mạnh.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.