Du lịch có trách nhiệm Của “nhà trồng được” mới hay

Người dân vùng cao đang mời chào du khách bán sản phẩm họ làm ra (ảnh chụp tại Sa Pa). Ảnh: Ngọc Châu
Người dân vùng cao đang mời chào du khách bán sản phẩm họ làm ra (ảnh chụp tại Sa Pa). Ảnh: Ngọc Châu
TP - Liên minh châu Âu đang tài trợ Việt Nam thực hiện chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, gọi tắt là Dự án EU. Nôm na nhằm giúp bà con làm du lịch được bền vững, tránh bóc ngắn cắn dài.

Phóng viên trao đổi với TS Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch quanh dự án này.

Theo ông, sau ba năm triển khai, Dự án EU tác động thế nào tới tư duy làm du lịch?

Hiệu quả sẽ lâu dài. Trước mắt là chuyển biến nhận thức của bên quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng theo hướng tích cực. Các văn bản luật đã lồng ghép trách nhiệm dành cho nhà quản lý và các bên liên quan. Chương trình hỗ trợ đánh giá tác động môi trường giúp dự án xanh hơn, du lịch thân thiện môi trường hơn. Đẩy mạnh sử dụng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản vật địa phương giúp người dân tham gia làm du lịch cộng đồng, nâng cao mức sống.

Du lịch cộng đồng dễ gây xáo trộn cuộc sống dân địa phương, ảnh hưởng tiêu cực tới bản sắc văn hóa. Nay đặt thêm tiêu chuẩn châu Âu liệu có dẫn đến tình trạng “tiêu chuẩn Tây xây nhà sàn”?

“Du lịch tín ngưỡng (đạo, thiền) tâm linh (tôn vinh giá trị tinh thần) là bạn đồng hành với du lịch có trách nhiệm. Nếu Chính phủ chưa làm cho bạn hạnh phúc, mà qua du lịch bạn tự làm cho mình hạnh phúc thì đó là điều đáng khuyến khích”.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu

Ngược lại. Du lịch có trách nhiệm nghĩa là làm sao cộng đồng không được đào tạo bài bản mà vẫn cung cấp được dịch vụ cho khách, cho dù cũng không theo chuẩn mực khách vẫn hài lòng.

Sản phẩm phải là home product, nôm na là của nhà trồng được. Thế người ta mới thích. Ví dụ món thắng cố nguyên bản người Dao ăn ngon, khách du lịch chưa chắc ăn được nhưng cứ muốn trải nghiệm để còn kể cho bạn bè, người thân. Ăn ở nhà hàng thì từa tựa món Hà Nội. Phải làm sao để giúp cho bà con hiểu, nấu cho khách thăm bản ăn thấy thích mà vẫn ra thắng cố truyền thống. Tôn trọng văn hóa bản địa ở chỗ đấy.

Vậy có nên khuyến khích Du lịch cộng đồng?

Ở góc độ nào đó thì không. Homestay (khách du lịch ở nhà dân địa phương) có thể phá vỡ mặt bằng giá. Với người dân không làm du lịch lại không có nguồn thu phụ thêm thì hóa ra làm khổ họ. Như Sa Pa khách đến đông mà dân vẫn nghèo.

Du lịch có trách nhiệm Của “nhà trồng được” mới hay ảnh 1 Ông Hà Văn Siêu

Kinh doanh du lịch, đơn cử Hà Nội vẫn trăm hoa đua nở. Phố cổ chật cứng doanh nghiệp lưu trú, lữ hành từ phòng tới tour. Dẫn đến làm ăn chụp giật. Bối cảnh như thế người ta khó mà quan tâm chuyện trách nhiệm với môi trường hay xã hội?

Con người ai cũng muốn hướng tới chân-thiện-mỹ. Người làm du lịch muốn tốt cho xã hội nhưng nhiều khi bỏ qua một số thứ để đảm bảo kinh doanh. Cho nên phải có định hướng thị trường, có ngưỡng cho doanh nghiệp ngay từ khâu chính sách. Đẩy mạnh quảng bá thông tin, cân đối cung-cầu. Tránh tâm lý bầy đàn.

Hà Nội trong Top địa chỉ ẩm thực đường phố hấp dẫn nhất thế giới. Khách sang Việt Nam giờ cũng lê la quán xá, bia hơi trà chanh. Trong khi dân mình đều biết ăn uống vỉa hè thường khuất mắt trông coi. Có cách nào dung hòa?

Bát phở có thể nấu rất sạch nhưng bánh phở nhiễm độc thì cũng chịu. Đây vẫn là vấn đề lớn của xã hội, liên quan tới sinh kế của người dân. Cần nhấn mạnh khía cạnh đạo đức, có thể nhờ tôn giáo, tín ngưỡng để truyền đạt thông điệp hướng thiện, giữ chữ tín. Ăn chay theo đạo Phật rất thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó người làm du lịch phải có trách nhiệm với khách và hiểu biết về an toàn thực phẩm.

“Phượt” đã thành trào lưu lớn, mốt trong giới trẻ. Bên cạnh ý nghĩa văn hóa là hệ lụy như tai nạn giao thông, gây ô nhiễm môi trường, phản hồi không tốt từ địa phương… Đến lúc phải quản lý hoạt động theo hướng có trách nhiệm?

Du lịch phượt là nhu cầu của giới trẻ, khiến người ta thêm yêu đất nước, yêu văn hóa, tăng ý chí, sức chịu đựng đồng thời giải phóng được tinh thần và khẳng định mình.

Tuy nhiên đặc tính tự do nhiều khi gây mất an toàn, mất kiểm soát, vi phạm cấm kỵ của người bản địa. Nên cần giới hạn và định hướng bằng truyền thông, thậm chí có thể thông qua giáo dục. Cung cấp đầy đủ thông tin như chương trình tiêm phòng ruồi vàng cho người muốn khám phá châu Phi chẳng hạn.

Dân phượt khám phá các điểm đến một cách không chính thức để up Facebook. Với ngành du lịch những trải nghiệm đó rất có giá trị. Phải nhấn mạnh điều này qua truyền thông để dân phượt thấy cứ làm việc đúng đắn sẽ được xã hội ghi nhận.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.