Du học trôi nổi thì không chất lượng!

Du học trôi nổi thì không chất lượng!
TP - Sau khi Tiền Phong ngày 5-12-2011 đăng bài “Tốn tiền du học trong nước”, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong.

> Tốn tiền du học trong nước

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga.

Có ý kiến cho rằng việc đầu tư vào xây dựng một số trường đại học quốc tế ở Việt Nam nhưng chưa tuyển được nhiều người học là một sự lãng phí? Ông nhận xét gì về điều này?

Theo quan điểm mới về phân tầng đại học (ĐH), chúng ta chưa có khả năng đầu tư để nâng toàn bộ hệ thống trường ĐH của Việt Nam, vì vậy, nhà nước tập trung vào đầu tư một số trường, một số ngành có sẵn tiềm năng, hoặc xây dựng một số trường ĐH theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm nhanh chóng tiến kịp trình độ đào tạo của một số nước.

Nếu chỉ từng bước đầu tư dàn trải tất cả thì còn lâu lắm VN mới có trường chuẩn quốc tế để đào tạo lực lượng cán bộ tài năng, đầu đàn cho toàn hệ thống. Còn lại, hệ thống các trường ĐH khác tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đại trà.

Du học tại chỗ hiện nay chỉ là sự lãng phí tiền bạc?

Du học tại chỗ có thể hiểu là những chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài hiện nay. Những chương trình được Bộ GD&ĐT cấp phép là những chương trình đã được kiểm định chất lượng, được khẳng định về chất lượng ở nước sở tại.

Có thể nói, đối với những chương trình được Cục Đào tạo nước ngoài (Bộ GD&ĐT) công bố thì người học có thể tham gia học tập và được đảm bảo chất lượng. Những chương trình trôi nổi khác, không được cấp phép thì sẽ không đảm bảo chất lượng.

Học chương trình nước ngoài ở trong nước người học sẽ tiết kiệm được thời gian, kinh phí và đó là một hướng phát triển tốt.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Lai Châu bổ sung hơn 250 biên chế sự nghiệp giáo dục
Lai Châu bổ sung hơn 250 biên chế sự nghiệp giáo dục
TPO - Tại Kỳ họp thứ hai mươi (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Lai Châu khóa XV thông qua 13 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, tỉnh có Nghị quyết phê duyệt bổ sung hơn 250 biên chế sự nghiệp giáo dục năm 2024.