Du học sinh Hàn Quốc: The Glory chỉ khắc họa "một nửa sự thật" tình trạng bạo lực học đường

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Phim ảnh Hàn Quốc không thiếu những nội dung khai thác về nạn bạo lực học đường. Gây chú ý gần đây là bộ phim "The Glory" (Vinh quang trong thù hận), tuy nhiên sự thật ngoài đời thực còn khắc nghiệt hơn nhiều.

Thông thường, phim ảnh sẽ có sự cường điệu hóa nhất định để làm nổi bật thông điệp muốn truyền tải. Tuy nhiên, tại Hàn Quốc, những phân cảnh đau lòng về nạn bạo lực học đường được thể hiện trên màn ảnh vẫn còn chưa đủ lột tả hết những gì đang diễn ra ở rất nhiều ngôi trường ngoài kia.

Sự bảo vệ dành cho… “kẻ bắt nạt”

Từ năm 2004, đạo luật đặc biệt về "Phòng chống bạo lực học đường" đã được ban hành tại Hàn Quốc, các ủy ban được thành lập trên khắp các trường trong cả nước để quản lý vấn nạn này. Nhưng cho đến nay, những hành vi sử dụng bạo lực vẫn còn đang tiếp diễn.

Từ năm 2013, số lượng các ca bạo lực học đường tại đất nước này tăng không ngừng nghỉ.

Năm 2019, đã có đến 31.130 ca bạo lực được ghi nhận. Các hành vi bạo lực được ghi nhận bao gồm bạo lực ngôn từ, giam giữ nạn nhân, bạo lực thể chất. Theo khảo sát của Bộ Giáo dục Hàn Quốc, số lượng nạn nhân của bắt nạt học được cũng tăng lên hằng năm.

Du học sinh Hàn Quốc: The Glory chỉ khắc họa "một nửa sự thật" tình trạng bạo lực học đường ảnh 1

Bạo lực học đường luôn là vấn đề nhức nhối nhưng lại không xa lạ với người dân Hàn Quốc. - Ảnh minh họa: Phim The Glory.

Trong quy định của Hàn Quốc, các cấp độ bạo lực được phân chia theo 9 mức để cân nhắc quyết định xử phạt. Vào tháng 7 năm 2021, một học sinh người Mông Cổ ở Busan đã bị bạn cùng lớp ép uống rượu trong tình trạng bị trói và bị đánh vì sắc tộc của mình. Quá trình này kéo dài trong khoảng 6 giờ và được ghi hình lại.

Khi vụ tấn công bị báo cáo, các học sinh tham gia chỉ bị phạt ở cấp độ 4, tức là phạt phục vụ công ích cho cộng đồng.

Một sự kiện khác khiến dư luận cũng phẫn nộ không kém là câu chuyện của luật sư Chung Sun Sin đã từ chức chỉ sau 1 ngày được bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng Điều tra Quốc gia, vì có tin tức con trai ông là người bắt nạt bạn cùng phòng ở ký túc xá. Điều đáng nói, vị luật sư này đã từ chối thừa nhận hành vi của con trai mình và kháng cáo với ủy ban trường học tỉnh Gangwon.

Du học sinh Hàn Quốc: The Glory chỉ khắc họa "một nửa sự thật" tình trạng bạo lực học đường ảnh 2

Luật sư Chung Sun Sin từng mang vụ việc của con trai mình đến Tòa án Tối cao để xin giảm tội. Nguồn ảnh: Yonhap

Những lý do đằng sau câu chuyện bắt nạt

Chia sẻ về vấn nạn bạo lực ở Hàn Quốc, bạn Trương Thị Huyền Trang (du học sinh) kể về câu chuyện mình đã từng chứng kiến: “Lúc đó mình đi từ ga tàu điện ngầm đến khu Hongdae. Mình gặp nhóm bạn nữ mặc đồng phục đi cùng nhau. Có một bạn trong số đó có vẻ không thoải mái và muốn tách riêng ra nhưng không tách ra được. Mình nghe được người đi cùng vừa nói vừa cười cợt với bạn đó những câu như “kẻ mắt lệch kìa”, “mày nên đi cắt mí thì hơn”."

Du học sinh Hàn Quốc: The Glory chỉ khắc họa "một nửa sự thật" tình trạng bạo lực học đường ảnh 3

Huyền Trang chia sẻ, có thể bạo lực học đường xuất hiện nhiều quá nên phần nào bị bình thường hóa. Ảnh: NVCC

Bạn Huyền Trang cho biết, đó chỉ là một trong những cuộc trò chuyện rất “ngày thường” mà bạn vẫn hay bắt gặp. Theo quan sát của Huyền Trang, những người bị bắt nạt thường là có vẻ ngoài không ưa nhìn hoặc bản tính quá nhút nhát. Khác biệt về chủng tộc cũng là một yếu tố khiến họ có khả năng bị bắt nạt.

Du học sinh Hàn Quốc: The Glory chỉ khắc họa "một nửa sự thật" tình trạng bạo lực học đường ảnh 4

Những “kẻ bắt nạt” thường đi thành nhóm để bắt nạt một nạn nhân - Ảnh minh họa: Phim The Glory.

Tỷ lệ bị căng thẳng (stress) ở lứa tuổi học sinh tại Hàn Quốc trong những năm gần đây chưa bao giờ thấp hơn 34%. Trong thời kỳ dịch COVID-19 diễn ra, con số này đã giảm đi khi mọi người không cần phải đến trường học. Theo Huyền Trang, hầu như các bạn trẻ bên Hàn đều gặp rất nhiều áp lực trong cuộc sống, và một số người sẽ lựa chọn cách bắt nạt người khác để giải tỏa vì hầu hết các nạn nhân đều khó mà phản kháng.

Theo trang Creatrip, văn hóa tôn ti lâu đời của Hàn Quốc liên quan đến tuổi tác cũng là gốc rễ của vấn đề bắt nạt này.

Hành động "tôn trọng” được xem là điều nên làm dù chỉ cách nhau 1 tuổi. Hơn nữa, theo góc nhìn của du học sinh, bạn Huyền Trang cho biết hầu hết các trường học ở Hàn đều coi trọng danh tiếng nên cũng hạn chế việc kỷ luật quá nặng với “kẻ bắt nạt” vì lo sợ tổn hại danh tiếng của nhà trường.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?