Ông Defendants Claudio Eva (trái) và Bernardo De Bernardinis - hai trong bảy bị cáo bị kết tội. Ảnh: AP. |
Một phiên tòa chưa từng có tiền lệ đã diễn ra tại thành phố L'Aquila (Ý) hôm 22-10. 6 nhà khoa học chuyên nghiên cứu động đất hàng đầu nước Ý và 1 quan chức chính phủ đã bị kết án 6 năm tù giam.
Một người dân L'Aquila ngồi ngay trên đống hoang tàn của ngôi nhà sau trận động đất. Ảnh: AP. |
Bảy người bị kết án đều là thành viên Ủy ban Dự báo và Phòng ngừa rủi ro quốc gia. Họ đã có mặt tại thành phố L’Aquila ngày 31-3-2009 sau khi một số dư chấn nhỏ khiến người dân hoảng hốt.
Tại thời điểm đó, các chuyên gia trên đã trấn an người dân rằng sẽ không thể xảy ra một trận động đất khủng khiếp, mọi người hãy bình tĩnh thay vì lo ngại về những điều không có thật.
Thành phố L’Aquila cổ kính sau trận động đất kinh hoàng. Ảnh: AP. |
Tuy nhiên, chỉ 6 ngày sau, ngày 6-4-2009, một trận động đất lớn nhất trong vòng nhiều thập kỉ trở lại đây đã làm rung chuyển nước Ý.
Trận động đất với tâm chấn 6,3 độ richter, gần như phá hủy hoàn toàn thành phố L’Aquila cổ kính, khiến 309 người chết, hơn 1.000 người bị thương và đẩy hơn 60.000 người khác vào cảnh màn trời chiếu đất.
Hàng trăm người chết sau vụ động đất. Ảnh AP. |
Hơn 3 năm sau thảm họa, phiên tòa xét sử 7 người được cho là "thủ phạm" gián tiếp gây nên thảm họa trên diễn ra. Sau phiên tòa kéo dài hơn 4 giờ, thẩm phán Judge Marco Billi đã đưa ra phán quyết: “Các bị cáo bị buộc tội ngộ sát vì cung cấp thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác, không phù hợp và có những nhầm lẫn nghiêm trọng khi đánh giá những rủi ro trong trận động đất kinh hoàng hồi năm 2009”.
Thẩm phán Judge Marco Billi (phải). Ảnh: AP. |
Theo bản án, các bị cáo sẽ bị phạt 6 năm tù giam và bồi thường thiệt hại 10 triệu USD. Bản án này nhận được sự đồng tình của những nạn nhân và thân nhân trong vụ động đất năm 2009 ở L’Aquila.
Tuy nhiên, các nhà khoa học trên toàn thế giới lại phán đối vô cùng mạnh mẽ, họ lập luận rằng khoa học hiện tại không thể dự đoán chính xác thời gian và địa điểm cũng như mức độ của động đất. Hơn 5.000 nhà khoa học đã gửi thư ngỏ tới Tổng thống Ý Giorgio Napolitano để yêu cầu xem xét lại bản án của các bị cáo.