Dự án môi trường 'hành dân' Huế

Tuyến đường Dương Văn An (phường Xuân Phú) bị đào xới, tổ chức thi công cả năm trời vẫn chưa được hoàn trả mặt bằng.
Tuyến đường Dương Văn An (phường Xuân Phú) bị đào xới, tổ chức thi công cả năm trời vẫn chưa được hoàn trả mặt bằng.
TP - Nhiều người dân Huế liên tục chịu cảnh bụi bẩn xâm nhập vào nơi ở, đi lại mất an toàn, nhà cửa bị sụt lún, hư hỏng… do thi công công trình dự án môi trường thoát nước gây ra.

Năm 2017, dự án cải thiện môi trường nước (CTMTN) Huế tổ chức thi công, đào đường xây hệ thống thoát nước thải ngầm tại đường Bùi Thị Xuân (phường Phường Đúc, Huế). Dân chưa kịp mừng về viễn cảnh thoát lụt lội, ô nhiễm vào mùa mưa, thì thời gian gần đây, họ liên tục chịu cảnh bụi bẩn xâm nhập vào nơi ở, đi lại mất an toàn, nhà cửa bị sụt lún, hư hỏng… do thi công công trình dự án thoát nước gây ra. Đến nay, nhiều nhà dân bị nứt, hỏng vẫn chưa được đơn vị thi công, chủ đầu tư tổ chức sửa chữa, khắc phục. 

Ông Nguyễn Thanh Hàm, ngụ nhà số 243 đường Bùi Thị Xuân (phường Phường Đúc, Huế) bức xúc cho biết, nhiều năm nay, ngôi nhà kiên cố của gia đình không gặp bất kỳ sự cố gì liên quan đến sụt lún, nứt hỏng tường vách.

Ấy vậy mà, kể từ khi các đơn vị thi công đào đường, đóng cừ lasen để xây cống, không riêng nơi ở của ông Hàm mà nhiều nhà dân dọc tuyến thoát nước đều bị nứt, lún. Riêng nhà ông Hàm bị nứt chằng chịt phần tường vách, sụt lún nền nhà, khiến cả gia đình luôn sống trong bất an, thấp thỏm.

Theo UBND phường Phường Đúc, dự án CTMTN triển khai dọc đường Bùi Thị Xuân gây ảnh hưởng đến nhiều nhà dân, chính quyền đã kiến nghị lên Ban Quản lý dự án CTMTN sớm có biện pháp khắc phục, hỗ trợ, đền bù thỏa đáng cho người dân. Thống kê bước đầu, tuyến thi công này hiện có 11 hộ dân bị ảnh hưởng. Trao đổi với

PV Tiền Phong, ông Nguyễn Thanh Tuấn Anh, Trưởng ban Quản lý Dự án CTMTN Huế, cho biết: Việc chọn cách đào, đóng cừ lasen để thi công hệ thống thoát nước tại nhiều tuyến, trong đó có đường Bùi Thị Xuân, dù ảnh hưởng đến nhà dân vẫn là phương án khả dĩ nhất.

“Các nhà thầu đã mua bảo hiểm khi thi công, nếu nhà dân bị ảnh hưởng, cơ quan bảo hiểm sẽ xem xét, bồi thường. Trong trường hợp không thuộc trách nhiệm của bảo hiểm, nhà thầu phải bồi thường, khắc phục cho dân”, ông Tuấn Anh khẳng định.

Tại buổi tiếp xúc cử tri với Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao hầu hết cử tri đều tập trung phản ánh bức xúc về tình trạng chậm hoàn trả mặt bằng, làm lại đường, vấn nạn ô nhiễm môi trường, đào đường làm hư hỏng nhà dân, gây mất an toàn giao thông.

Chủ tịch UBND phường An Đông, ông Nguyễn Đình Nghị, cũng cho biết, dù chính quyền đã kiến nghị với Ban quản lý dự án CTMTN sớm hoàn trả mặt bằng đường kiệt, đường chính, nhưng hiện nay vẫn chưa được như cử tri, nhân dân mong đợi.

Xung quanh những kiến nghị, bức xúc của dân, Chủ tịch Nguyễn Văn Cao khẳng định, tỉnh đã chỉ đạo Ban quản lý dự án CTMTN đẩy nhanh tiến độ hoàn trả mặt bằng ở những tuyến đường hoàn thành thi công.

Tỉnh sẽ thường xuyên giám sát, nắm tình hình, diễn biến từ cơ sở để chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan có những giải pháp tối ưu, thực hiện theo tiến độ tốt nhất, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến nhà cửa, đời sống, sinh hoạt, mưu sinh của người dân.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.