Dự án BT về xử lý nước thải: Doanh nghiệp lưỡng lợi?

Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở
Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở
TP - Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội do nhà đầu tư là Tập đoàn Gamuda Berhad đầu tư theo hình thức BT, tuy nhiên ô nhiễm trên các sông Lừ, sông Sét, Kim Ngưu vẫn nghiêm trọng.

Theo Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, khu vực trung tâm thành phố cần đầu tư xây dựng 13 nhà máy xử lý nước thải (XLNT), với tổng công suất hơn 900.000 m3/ngày đêm. Hiện, thành phố đã xây dựng xong năm nhà máy XLNT gồm: Yên Sở, Trúc Bạch, Kim Liên và Hồ Bảy Mẫu với tổng công suất 234.300m3/ngày đêm (chiếm tỷ lệ 26% lượng nước thải khu vực trung tâm). Hiện Hà Nội đang khẩn trương xây dựng nhà máy XLNT Yên Xá, công suất 270.000 m3/ngày đêm.

Nhà máy XLNT Yên Sở (quận Hoàng Mai) có công suất 200 nghìn m3/ngày đêm hoàn thành và đưa vào hoạt động từ năm 2013. Vào thời điểm xây dựng, đây là nhà máy XLNT công suất lớn nhất Việt Nam, có thể xử lý một nửa lượng nước thải hàng ngày của Thủ đô. Tuy nhiên, thực tế có thể thấy, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu hiện nay vẫn là những dòng sông “chết”. Nước thải vẫn ngày ngày đổ ra sông, dẫn đến việc ô nhiễm ngày càng trầm trọng.

Đây là dự án khởi công từ đầu năm 2009 theo phương thức BT do nhà đầu tư là Tập đoàn Gamuda Berhad (Malaysia) tổ chức thực hiện thông qua Công ty TNHH Gamuda Land VN; dự án có tổng mức đầu tư lên tới hơn 319,2 triệu USD, bắt đầu khởi công từ đầu năm 2009. Đổi lại, Gamuda land được nhận khu đất gần 500 ha ngay cạnh công viên. Hiện tại khu đất đã hình thành khu đô thị Gamuda city với nhiều hạng mực như biệt thự, chung cư cao cấp…

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) về hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư dự án đầu tư xây dựng Nhà máy XLNT Yên Sở đã chỉ ra con số chênh lệch lên tới 147,8 triệu USD và hơn 20,6 tỉ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng sau khi kiểm toán giảm tới 44,8 triệu USD.

 KTNN đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, kết luận các nội dung kiến nghị xử lý tài chính khác số tiền hơn 86,8 triệu USD để quyết toán và thanh lý hợp đồng với nhà đầu tư theo đúng quy định, tránh thất thoát ngân sách, tài sản công.

Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, nhà máy XLNT Yên Sở đã được bàn giao đưa vào quản lý vận hành năm 2013. Công suất hiện nay là 200.000m3/ngđ, hiện đang thu góp và xử lý nước thải khu vực quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, một phần quận Hoàng Mai, quận Thanh Xuân qua sông Kim Ngưu và sông Sét. “Nước thải đầu ra sau xử lý xả ra hạ lưu sông Kim Ngưu và hồ điều hòa số 1 Yên Sở”, đại diện Sở cho hay.

Việc xả thải trực tiếp ra sông, đoạn dẫn về nhà máy XLNT dài là nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm tại các con sông ngày càng nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề này, Hà Nội đã yêu cầu làm hệ thống thu gom dọc các tuyến sông trên theo hình thức BT.  "Khi hoàn thành hệ thống thu gom, nước các dòng sông Sét, Kim Ngưu, Lừ sẽ được cải thiện”, đại diện Sở Xây dựng cho hay.

KTS Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư thành phố Hà Nội nhận định các dự án XLNT ở Hà Nội chưa phát huy hiệu quả. KTS Ánh đề xuất một mô hình mới, trong đó cam kết rõ ràng trách nhiệm người xả thải và người chịu trách nhiệm XLNT, kèm theo các điều kiện tài chính tường minh. Lúc đó, XLNT sẽ là ngành kinh tế rất có triển vọng, nó sẽ gạt bỏ những thiết chế trung gian, lửng lơ vô trách nhiệm ra ngoài rìa để đón nhận vô số mô hình thông minh, giải pháp kỹ thuật sáng tạo trong hoạt động thu gom và XLNT hiệu quả.

MỚI - NÓNG
Vang mãi khúc quân hành
Vang mãi khúc quân hành
TPO - Ngày 14/12, Học viện Kỹ thuật Quân sự tổ chức Ngày hội văn hóa và chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.