Dự án bất động sản làm nhanh vẫn 'chết'

Dự án bất động sản làm nhanh vẫn 'chết'
Những dự án chủ đầu tư chậm tiến độ bị khách hàng kiện tụng, đòi rút vốn. Còn với chủ đầu tư miệt mài đẩy nhanh tiến độ thì lại bị khách hàng chây ỳ không nộp tiền. Đây là nghịch lý của thị trường BĐS trong thời kỳ kinh tế khó khăn.

Dự án bất động sản làm nhanh vẫn 'chết'

> Bất động sản phía Đông: Một vốn bốn lời?
> Đề nghị cho chuyển nhượng dự án BĐS
> Bất động sản TPHCM chứng kiến làn sóng M&A mới

Những dự án chủ đầu tư chậm tiến độ bị khách hàng kiện tụng, đòi rút vốn. Còn với chủ đầu tư miệt mài đẩy nhanh tiến độ thì lại bị khách hàng chây ỳ không nộp tiền. Đây là nghịch lý của thị trường BĐS trong thời kỳ kinh tế khó khăn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Dự án khu đô thị mới An Hưng (Lê Văn Lương, Hà Đông) có quy mô 31,5 ha, dự án được khởi công năm 2008, sau 4 năm triển khai dự án An Hưng đã bắt đầu bàn giao nhà cho khách hàng từ giữa năm 2012.

Để có thể sớm bàn giao nhà theo đúng cam kết trong hợp đồng với khách hàng, chủ đầu tư đã phải nỗ lực hết sức tập trung nguồn lực, chủ động thu xếp dòng tiền để triển khai dự án nhất là trong bối cảnh nguồn tín dụng đang bị siết chặt, thị trường bất động sản đóng băng.

Mới đây, để sớm làm sổ đỏ cho khách hàng, chủ đầu tư dự án An Hưng đã phải trích nộp thêm gần 200 tỷ đồng tiền thuế sử dụng đất bị Cơ quan thuế tính lại. Đây được xem là sự nỗ lực cực lớn của chủ đầu tư. Tuy nhiên, trái ngược với những cố gắng này, thì khách hàng lại tỏ ra rất thờ ơ khi đến thời điểm nhận nhà, nhiều nhà đầu tư, khách hàng không đến nhận. Bởi, nhận nhà đồng nghĩa với việc phải nộp thêm khoảng thêm 10-20% số tiền còn lại, không phải ai cũng có tiền để nộp.

Đại diện chủ đầu tư An Hưng cho biết, nỗ lực triển khai đúng tiến độ là vậy thậm chí còn thúc giục khách hàng sớm làm thủ tục nhận nhà để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà và đất. Thế nhưng, không phải chủ nhân của căn nhà nào tại đây cũng mặn mà đến nhận nhà bởi nhận nhà sẽ phải nộp tiếp tiền và không phải ai cũng có tiền mặt sẵn trong lúc này để nộp. Người mua nhà không chịu nhận nhà, còn những chủ dự án trở thành chủ nợ bất đắc dĩ.

Tương tự, dự án tổ hợp chung cư Văn Phú – Victoria (khu đô thị Văn Phú, Lê Trọng Tấn, Hà Đông) cũng rơi vào tình trạng giống như vậy. Trong bối cảnh, hàng loạt các dự án chung cư quanh khu vực dừng triển khai vì chủ đầu tư không còn tiền. Thì chủ đầu tư dự án Văn Phú – Victoria vẫn ưu tiên tập trung nguồn tài chính để thi công dự án. Hiện, 3 tòa nhà chung cư 39 tầng vừa mới chính thức làm lễ cất nóc. Tổng số vốn rót cho dự án đã lên khoảng 1.800 tỷ đồng.

Những tưởng những nỗ lực của mình sẽ được khách hàng hoan nghênh, khen ngợi nhất là khi hàng loạt dự án chung cư đang bị dừng triển khai thậm chí nhiều chủ đầu tư dự án còn dùng tiền khách hàng sử dụng vào việc khác. Thế nhưng, có vẻ như mọi thứ lại không như kỳ vọng khi nhiều nhà đầu tư lướt sóng không có tiền để nộp theo tiến độ đã cam kết trong hợp đồng và luôn tìm mọi cách chây ỳ không chịu nộp tiền.

Ông Tô Như Toàn – Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Văn Phú -Invest cho biết, trong bối cảnh thị trường bất động sản đang xuống đáy, bản thân nhiều chủ đầu tư như Văn Phú -Invest đã gặp rất nhiều vướng mắc. Dự án Văn Phú – Victoria kể từ khi khởi công đến giờ đều làm đúng cam kết về tiến độ theo đúng hợp đồng với khách hàng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, rất nhiều khách hàng là những người mua nhà để ở đã tuân thủ tiến độ nộp tiền theo đúng cam kết hợp đồng. Nhưng có rất nhiều nhà đầu tư “lướt sóng” đã mua nhà dự án Văn Phú nhưng do thị trường chung cư giảm giá, không kịp thoát hàng do vậy không có tiền để nộp tiếp theo tiến độ. Việc chậm nộp tiền này đã gây ảnh hưởng lớn đến kế hoạch tài chính của dự án so với kế hoạch ban đầu.

“Hội đồng Quản trị Công ty đã họp và thống nhất với những khách hàng mà nộp tiền theo đúng tiến độ thì chúng tôi vẫn phải bàn giao nhà theo đúng cam kết. Để làm được điều này, chúng tôi đã sử dụng tiền dự phòng và các nguồn vốn khác để đảm bảo thực hiện đúng tiến độ dự án và công bằng với các khách hàng. Còn đối với những khách hàng không tuân thủ các cam kết đã ký, chúng tôi buộc phải có biện pháp xử lý như là áp dụng các điều khoản phạt nặng, và tính lãi suất theo như các điều khoản đã ký trong hợp đồng” ông Toàn nhấn mạnh.

Mặc dù, hình thức phạt cũng chỉ là giải pháp tình thế nhưng trước mắt để dự án tiếp tục triển khai, các doanh nghiệp làm ăn chân chính sẽ phải tìm mọi nguồn lực tài chính khác để khắc phục và để làm được điều này họ sẽ phải đối mặt với một loạt các khó khăn nhất là khi nguồn vốn từ ngân hàng đang bị kiểm soát chặt chẽ.

Có lẽ chưa bao giờ thị trường lại có nhiều câu chuyện nghịch lý như thời điểm hiện nay. Chậm triển khai cũng gây ra hệ lụy mà làm nhanh quá cũng gặp khó khăn. Đây có lẽ cũng là hệ lụy của một thời gian phát triển quá nóng của thị trường bất động sản.

Theo Anh Đào
VnMedia

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.