Nghiên cứu tác động của đập thủy điện đến ĐBSCL:

Dự án 4,3 triệu USD bị chê 'phiến diện, không am hiểu thực tế'

GS-TSKH Nguyễn Ngọc Trân trình bày tại hội thảo. Ảnh: Kinh Tế Sài Gòn.
GS-TSKH Nguyễn Ngọc Trân trình bày tại hội thảo. Ảnh: Kinh Tế Sài Gòn.
TP - Sáng 4/3, tại thành phố Cần Thơ, Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu của Trường Đại học Cần Thơ và GreenID tổ chức hội thảo về tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông. Nhiều nhà khoa học và quản lý đã trao đổi về báo cáo dự án của Bộ TN&MT vừa công bố trên mạng, ngày 18/1/2016.

Báo cáo “Dự án Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông” (MDS) của Bộ TN&MT, dù đã chỉnh sửa so với bản dự thảo hồi tháng 10/2015, nhưng theo các nhà khoa học vẫn còn “phiến diện, không am hiểu thực tế”, dù tốn đến 4,3 triệu USD.

Tiến sỹ Lê Anh Tuấn, Viện phó Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, cho rằng MDS giới hạn nghiên cứu đến bờ biển ĐBSCL là phiến diện. Vì “chất lượng nước, nguồn thủy sản tự nhiên và nuôi trồng, phù sa và các hệ sinh thái vùng biển nông hoặc thềm lục địa vùng phía nam Việt Nam với hình thái vùng sông và vùng đất liền không được chú ý đến”.

Chuyên gia nghiên cứu độc lập Nguyễn Hữu Thiện nêu “nhiều kết quả không đáng tin cậy” của MDS. Chẳng hạn, xem “cả vùng biển đông ở Bạc Liêu, một phần tỉnh Cà Mau và gần toàn bộ vùng biển Tây thuộc Kiên Giang là vùng nước ngọt”, trong lúc đây là vùng mặn và hiện nay, người dân đang khốn đốn vì mặn tăng cao.

Tuy nhiên, theo ông Thiện, sai sót lớn nhất là “MDS không thấy được đất và nước là 2 trụ cột chính của nền kinh tế ĐBSCL và mọi thứ khác của nền kinh tế đều từ đó xây lên” nên đưa ra nhiều kết luận xa rời thực tế. MDS dự báo các đập thủy điện sẽ làm giảm 50% lượng phù sa nhưng lại đánh giá ảnh hưởng không lớn tới thủy sản. Đặc biệt hài hước là “MDS cho rằng cá lau kiếng là 1 trong 10 loài có giá trị kinh tế nhất ĐBSCL sẽ chịu tác động của đập thủy điện. Trong khi đây là cá ngoại lai, không có giá trị, có thể là mối đe dọa đối với hệ sinh thái thủy sản ĐBSCL”.

Tiến sỹ Dương Văn Ni, chuyên gia về đa dạng sinh học ở Trường Đại học Cần Thơ, nhận xét MDS đánh giá tác hại đập thủy điện tới nông nghiệp ĐBSCL cũng không đầy đủ. Ông chỉ ra: “Khi nói đến nông nghiệp ĐBSCL thì quan trọng nhất là lúa, cây ăn trái và cây màu. Trong nghiên cứu của MDS không tính đến cây ăn trái”. Ông nhấn mạnh đến tính hệ thống, khi lượng nước và phù sa giảm sẽ ảnh hưởng lớn đến đa dạng sinh học, phần này MDS phân tích còn phiến diện nhưng thiếu sót lớn hơn là không phân tích chiều ngược lại, sự thay đổi đa dạng sinh học sẽ làm thay đổi chất lượng nước, gây hậu quả khó lường. 

GS.TS Nguyễn Ngọc Trân cho rằng: “Bỏ qua hai nhân tố quan trọng hàng đầu (biển, con người), không tính đến yếu tố biến đổi khí hậu nước biển dâng” nên MDS chỉ có giá trị trong ngắn hạn. Nó chưa thể là “một bộ công cụ đánh giá tác động và thiết lập cơ sở khoa học giúp cho bốn quốc gia Mê Kông (Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam) xem xét những dự án đề xuất xây dựng thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông” như mục tiêu của dự án.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.