Douyin siết chặt quy định với thanh thiếu niên, vì sao netizen Việt lại "réo tên" TikTok?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Mới đây, mạng xã hội Douyin (bản Trung Quốc của TikTok) đã siết chặt quy định đối với người dùng ở độ tuổi thanh thiếu niên. Nhân sự việc này, cư dân mạng Việt Nam cũng nhanh chóng gọi tên TikTok với hi vọng MXH này cũng sẽ tiến hành loại bỏ những nội dung độc hại, hướng tới việc bảo vệ người dùng nhỏ tuổi.

Theo Qilu Evening News, ngày 17/9, mạng xã hội Douyin đã đưa ra quy định về việc sử dụng tài khoản dành cho người dùng dưới 14 tuổi. Sau khi xác nhận danh tính thực, tài khoản sẽ được hệ thống bật chế độ thanh thiếu niên, đồng thời người dùng không thể tự đăng xuất khỏi tài khoản này được. Chủ tài khoản thanh thiếu niên chỉ được dùng Douyin không quá 40 phút một ngày, không thể sử dụng từ 22 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau.

Douyin là nền tảng đăng tải video trực tuyến đầu tiên ở Trung Quốc áp dụng quy định nghiêm khắc này với người dùng nhỏ tuổi. Để bảo vệ thế hệ trẻ, MXH này đã bắt đầu áp dụng các quy định riêng với thanh thiếu niên từ trước ngày Tết Thiếu nhi 1/6 và phát triển từng bước đến ngày hôm nay.

Douyin siết chặt quy định với thanh thiếu niên, vì sao netizen Việt lại "réo tên" TikTok? ảnh 1

Douyin là một phiên bản riêng biệt của TikTok dành cho thị trường Trung Quốc.

Trước quy định của Douyin, cư dân mạng Việt Nam đã nhanh chóng "triệu hồi" TikTok với hi vọng TikTok sẽ tiến hành một cuộc "thanh lọc" nội dung và hướng tới việc bảo vệ người dùng nhỏ tuổi.

Netizen tỏ ra quan ngại với việc thế hệ trẻ đang bị ảnh hưởng bởi nhiều video vô bổ, thậm chí là độc hại trên MXH này: "Trẻ con mà suốt ngày mở chửi lộn, đánh nhau, cãi giáo viên rồi học theo", "Giới hạn thời gian là đúng, để trẻ em xem TikTok thâu đêm suốt sáng, quên ăn quên ngủ thì hại sức khoẻ lắm".

Đáng lo ngại hơn, nhiều người dùng ở độ tuổi vị thành niên đã gặp tai nạn nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng khi cố "bắt trend" TikTok.

Douyin siết chặt quy định với thanh thiếu niên, vì sao netizen Việt lại "réo tên" TikTok? ảnh 2
Các video "bắt trend" Benadryl Challenge (thử thách uống thuốc dị ứng) để gây ảo giác trên TikTok.
Douyin siết chặt quy định với thanh thiếu niên, vì sao netizen Việt lại "réo tên" TikTok? ảnh 3

Một thử thách nguy hiểm khác trên TikTok: Nhét đồng xu vào ổ điện.

Douyin siết chặt quy định với thanh thiếu niên, vì sao netizen Việt lại "réo tên" TikTok? ảnh 4

Tháng 11/2020, một bé trai 10 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh bị ngã vẹo cổ khi quay video theo trào lưu nhào lộn trên TikTok.

Tuy vậy, cũng có nhiều người cho rằng việc kiểm soát nội dung độc hại đang tràn lan trên TikTok không chỉ là trách nhiệm của nhà phát hành, mà các bậc phụ huynh cũng nên theo sát, hướng dẫn con em mình, tránh để thế hệ trẻ bị ảnh hưởng xấu bởi những thú vui vô bổ này.

Douyin siết chặt quy định với thanh thiếu niên, vì sao netizen Việt lại "réo tên" TikTok? ảnh 8
Theo Qilu Evening News
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?