Đột quỵ - Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa hiệu quả

Đột quỵ là bệnh lý mạch máu làm tổn thương não, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ chức năng cơ thể. Vậy, nguyên nhân gây đột quỵ là gì? Cách phòng ngừa bệnh ra sao?

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ là tình trạng xảy ra khi mạch máu não bị tắc hoặc vỡ. Khi đó, não không được cung cấp máu kịp thời sẽ bị tổn thương, mất khả năng điều khiển các cơ quan trong cơ thể, dẫn đến những di chứng như: Liệt, méo miệng, mờ mắt, mất trí nhớ,… thậm chí là tử vong.

Đột quỵ được chia thành 2 loại là thiếu máu cục bộ và xuất huyết não. Đột quỵ thiếu máu cục bộ xảy ra khi có cục máu đông xuất hiện và làm tắc mạch máu não. Đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ, các chất phóng thích từ hồng cầu lan ra và làm tổn thương những tế bào não xung quanh. Đột quỵ xuất huyết não tuy chiếm tỷ lệ thấp hơn (chưa đến 20%) nhưng nguy cơ gây tử vong cao và di chứng nghiêm trọng hơn so với đột quỵ thiếu máu cục bộ.

Đột quỵ - Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa hiệu quả ảnh 1 Cả 2 loại đột quỵ đều rất nguy hiểm

Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ

Đột quỵ xảy ra do sự kết hợp nhiều yếu tố, được chia thành 2 nhóm: Nhóm yếu tố sinh lý và nhóm bệnh lý. Nhóm yếu tố sinh lý bao gồm: Tuổi tác, giới tính, chủng tộc, tiền sử gia đình. Trong khi đó, nhóm yếu tố bệnh lý phổ biến là: 

Rối loạn lipid máu

Lipid máu (hay còn gọi mỡ máu) gồm 2 phần là cholesterol và triglycerid. Khi cholesterol dư thừa, nó sẽ bám vào thành động mạch. Lâu dần, mảng bám dày lên và làm động mạch bị thu hẹp, cứng lại – đây là tình trạng xơ vữa động mạch. Khi mảng bám vỡ ra, chúng có thể kết hợp với tế bào hồng cầu tạo thành những cục máu đông làm tắc mạch máu, từ đó dẫn đến đột quỵ.

Huyết áp cao

Huyết áp cao làm suy yếu thành mạch máu, từ đó gia tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch và đột quỵ. 

Bệnh về tim

Các dạng bệnh tim như: Rung nhĩ, hẹp van tim,… có thể cản trở quá trình bơm máu, khiến máu tích tụ thành những cục máu đông – tác nhân gây đột quỵ thể nhồi máu não. 

Bệnh tiểu đường

Tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein, với biểu hiện chỉ số đường huyết luôn ở mức cao. Nếu không được điều trị, lượng đường trong máu cao sẽ làm tổn thương mạch máu, từ đó làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. 

Phòng ngừa đột quỵ bằng cách nào?

Để ngăn chặn đột quỵ, bạn cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và xây dựng lối sống lành mạnh. Cụ thể:

Kiểm soát yếu tố nguy cơ

Nếu mắc bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh tim,… thì bạn cần theo dõi sát sao các chỉ số và ứng biến kịp thời khi nhận thấy những thay đổi sức khỏe bất thường. 

Đột quỵ - Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa hiệu quả ảnh 2 Kiểm soát các yếu tố nguy cơ giúp ngăn ngừa đột quỵ

Chế độ ăn uống

Bạn cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chất chống oxy hóa như: Đậu, hạnh nhân, súp lơ, rau cải,… Đặc biệt, bạn nên hạn chế thực phẩm nhiều muối, giàu đạm, chất béo như: Các loại thịt đỏ, nội tạng động vật,… 

Chế độ sinh hoạt và luyện tập

Mỗi chúng ta đều cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Việc tập thể dục sẽ giúp não bộ khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, bạn cần ngủ đủ giấc, tránh uống rượu bia, hút thuốc lá và dùng các chất kích thích bởi chúng có thể làm tăng cholesterol, tăng huyết áp, gây xơ vữa động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ. 

Giải pháp từ thảo dược giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả

Về cơ bản, điều quan trọng khi “đối đầu” với đột quỵ là phải tích cực phòng ngừa để bệnh không có cơ hội khởi phát. Trong trường hợp bệnh đã xảy ra, sau khi điều trị ổn định, người bệnh cần tập trung cải thiện các di chứng và dự phòng tái phát. Muốn hoàn thành những mục tiêu này, các chuyên gia khuyên mọi người nên sử dụng sản phẩm thảo dược giúp tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu, cải thiện chức năng não, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes. 

Nattospes có thành phần chính từ nattokinase. Đây là một loại enzyme chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp làm Natto - món ăn truyền thống giàu dinh dưỡng của người Nhật Bản. Khi đi vào cơ thể, nattokinase trở thành chất xúc tác sinh học có khả năng phá hủy fibrin (sợi tơ huyết tạo nên cục máu đông - tác nhân gây ra hơn 80% số ca đột quỵ), nhờ đó ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các cục máu đông, giúp phòng ngừa đột quỵ từ sớm.

Không chỉ có tác dụng phòng ngừa và phá hủy cục máu đông, nattokinase còn có khả năng làm giảm độ nhớt máu và độ dính của hồng cầu, từ đó giúp hạ huyết áp. Đặc biệt, cơ chế hoạt động của nattokinase còn giúp tăng tuần hoàn, lưu thông máu, củng cố chức năng não, từ đó cải thiện hiệu quả các di chứng sau đột quỵ. 

Với thành phần chính từ nattokinase, sản phẩm Nattospes rất an toàn, không gây tác dụng phụ và không tương tác với các thuốc điều trị khác, đặc biệt đã được nghiên cứu lâm sàng đánh giá hiệu quả hỗ trợ cải thiện đột quỵ tốt, càng dùng lâu hiệu quả càng cao.

Đột quỵ - Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa hiệu quả ảnh 3 Nattospes chứa enzyme nattokinase giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả

Phòng ngừa đột quỵ không bao giờ là quá muộn. Hãy chú ý xây dựng lối sống tích cực và sử dụng Nattospes ngay từ hôm nay để xua tan nỗi lo đột quỵ, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh đột quỵ cũng như sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305; hotline (ZALO/VIBER): 0917185170/ 0917230950 hoặc truy cập website sản phẩm: https://nattospes.vn 

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.