Kiên Giang và Tiền Giang nới lỏng giãn cách, Đồng Nai cách ly người từ bệnh viện về

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trước tình trạng người dân bi lây nhiễm COVID-19 sau khi khám bệnh, điều trị về từ các bệnh viện, tỉnh Đồng Nai yêu cầu các địa phương hướng dẫn người dân tự cách ly tại nhà trong 7 ngày. Trong khi đó, 10 huyện, thành phố ở Kiên Giang từ Chỉ thị 15 thì chuyển sang thực hiện Chỉ thị 19 bắt đầu thực hiện từ 0 giờ ngày 21/9; tỉnh Tiền Giang chỉ còn một huyện áp dụng Chỉ thị 16.

Ngày 21/9, Sở Y tế Đồng Nai cho biết đã ghi nhận 623 ca nhiễm COVID-19, trong số đó có 3 ca phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc trong cộng đồng, 495 ca trong khu phong tỏa và 125 ca trong khu cách ly. Lũy kế đến nay tổng số ca nhiễm COVID-19 toàn tỉnh Đồng Nai là 41.510 ca (trong đó có 20.943 ca khỏi bệnh, 388 ca tử vong).

Theo Sở Y tế, các ca nhiễm ghi nhận trong khu phong tỏa có xu hướng tăng cao trong 4 ngày qua. Mặc dù ngành Y tế và các đơn vị, địa phương đã và đang có nhiều cố gắng, nỗ lực nhưng dịch bệnh đã thấm sâu, đặc biệt ở 4 địa phương vùng đỏ là: TP Biên Hòa và các huyện Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu, Trảng Bom.

Trước tình trạng nhiều bệnh nhân bị dương tính với SARS-CoV-2 sau khi đi khám chữa bệnh từ một số bệnh viện trở về, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng đề nghị ngành Y tế sớm có giải pháp xử lý, phân luồng tại bệnh viện nhằm hạn chế tối đa lây nhiễm chéo cho bệnh nhân, nhân viên y tế.

Các địa phương xem người về từ bệnh viện là đối tượng về từ những vùng đỏ để yêu cầu tự cách ly 7 ngày. Các gia đình có người về từ bệnh viện chỉ cử 1 người tiếp xúc, hỗ trợ người cách ly, đảm bảo an toàn, sau đó mới để người từ bệnh viện trở về sinh hoạt bình thường, tiếp xúc với những người xung quanh. Cán bộ địa phương phải hướng dẫn chi tiết để người dân biết cách thực hiện cho đúng, không để lây nhiễm chéo, tạo thành ổ dịch mới.

10 huyện, thành phố ở Kiên Giang chuyển sang thực hiện Chỉ thị 19

Ông Lâm Minh Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang vừa ký quyết định áp dụng giãn cách theo chỉ thị 19 đối với 10/15 địa phương của tỉnh này

Cụ thể, 10 huyện, thành phố áp dụng Chỉ thị 19, gồm: Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, An Biên, An Minh, Gò Quao, Giồng Riềng, Tân Hiệp, Kiên Hải, Giang Thành và TP. Phú Quốc. Thời gian bắt đầu thực hiện từ 0h ngày 21/9 đến khi có quyết định mới.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh Kiên Giang, tình hình dịch bệnh trong những ngày qua có chiều hướng giảm trên toàn tỉnh, nhất là các huyện, thành phố đang áp dụng Chỉ thị 16, số ca mắc mới giảm sâu. Nhiều huyện, thị một tuần qua không phát sinh ca mắc mới trong cộng đồng.

Trong đó, huyện biên giới Giang Thành từng là "vùng đỏ" sau khi xét nghiệm sàng lọc cộng đồng 2 lần không có ca nhiễm mới nên được thực hiện theo chỉ thị 19.

Kiên Giang phấn đấu đến ngày 25/9 trở lại trạng thái bình thường mới.

Tiền Giang còn một huyện áp dụng Chỉ thị 16

Tối 20/9, ông Nguyễn Văn Mười – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ký ban hành công văn gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên địa bàn.

Theo đó, tỉnh Tiền Giang quyết định áp dụng Chỉ thị 16, từ ngày 21 đến 25/9 đối với huyện Châu Thành. Sau ngày 25/9, căn cứ vào mức độ nguy cơ từng địa bàn ấp, xã, thị trấn và khả năng quản lý, kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn huyện Châu Thành, UBND tỉnh Tiền Giang sẽ quyết định áp dụng biện pháp giãn cách xã hội phù hợp.

Từ 0 giờ ngày 21/9 đến khi có thông báo mới, Tiền Giang áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 15 đối với địa bàn TP. Mỹ Tho và huyện Chợ Gạo. Trong đó, các địa phương này cũng lưu ý cần áp dụng Chỉ thị 16 đối với các địa bàn xã, phường có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, diễn biến dịch còn phức tạp.

Ngoài ra, UBND tỉnh Tiền Giang cũng yêu cầu các địa phương trên cam kết quản lý chặt chẽ địa bàn, bảo vệ cho được “vùng xanh”, thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch và chịu trách nhiệm trước cấp trên nếu để xảy ra ổ dịch mới hoặc để lây lan, bùng phát dịch do chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm.

Đối với 8 địa phương còn lại: thị xã Cai Lậy, thị xã Gò Công, huyện Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông, tiếp tục thực hiện theo nội dung Công văn số 5275/UBND-KGVX ngày 14/9/2021 (áp dụng Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.