Đồng bằng sông Cửu Long bị tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu

TPO - Đồng bằng sông Cửu Long đã, đang và sẽ đối mặt với nhiều tác động nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, nước biển dâng, khí hậu cực đoan, khai thác và sử dụng nước ở thượng nguồn sông Mêkong và các hoạt động nhân sinh khác...

Sáng nay, 26/9, tại Cần Thơ đã khai mạc Hội nghị về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu với sự tham dự của Phó thủ tướng kiêm Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ Vương Đình Huệ và hơn 1.000 đại biểu trong và ngoài nước.

Hội nghị diễn tra trong hai ngày 26 và 27 tháng 9. Ngày thứ nhất bao gồm các phiên thảo luận chuyên đề về định hình chiến lược phát triển bền vững xoay quanh 4 vấn đề quan trọng: Nhận diện thách thức, cơ hội và giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển cho vùng ĐBSCL; quy hoạch tích hợp, phát triển hạ tầng và cơ chế điều phối vùng; phát triển nông nghiệp bền vững, hạ tầng thủy lợi, chủ động phòng chống thiên tai, sạt lở; nhu cầu, cách thức huy động và điều phối nguồn lực.

Kết quả thảo luận, trao đổi ngày thứ nhất sẽ được báo cáo tại Phiên toàn thể ngày thứ 2 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, là cơ sở để tiếp tục trao đổi đi đến thống nhất các định hướng chiến lược, các giải pháp toàn diện, khả thi, nguồn lực và cách thức tổ chức thực hiện. Những kết quả của Hội nghị sẽ là cơ sở để Chính phủ xem xét, ban hành Nghị quyết về phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL. 
Đồng bằng sông Cửu Long bị tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu ảnh 1  Lãnh đạo Chính phủ bắt tay đại biểu. Ảnh Hòa Hội
Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, ĐBSCL là một trong bốn đồng bằng trên thế giới bị tác động mạnh nhất do biến đổi khí hậu, nước biển dâng. ĐBSCL đã, đang và sẽ đối mặt với nhiều tác động nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, nước biển dâng, khí hậu cực đoan, khai thác và sử dụng nước ở thượng nguồn sông Mêkong và các hoạt động nhân sinh khác, cũng như từ bản thân mô hình phát triển thiếu tính tổng thể, gắn kết nội tại trong vùng, quản lý nhà nước còn bất cập, thừa chồng chéo, thiếu phối hợp.

“Những tác động này tạo ra các thách thức vô cùng to lớn, đe doạ quá trình phát triển của vùng ĐBSCL, sinh kế và đời sống người dân trong vùng nói riêng và cả nước nói chung, qua đó tác động tới khu vực và quốc tế, đặc biệt là an ninh lương thực”-Phó thủ tướng nhấn mạnh. 

Theo Phó thủ tướng, những ưu thế tự nhiên cho phát triển trước đây và hiện nay của ĐBSCL sẽ thay đổi theo xu thế suy giảm tài nguyên nước, phù sa; sự gia tăng của nước mặn, nước lợ; sụt lún đất và nước biển dâng sẽ tác động lớn tới tài nguyên đất, cơ cấu sử dụng đất, các hệ sinh thái và môi trường, làm thay đổi căn bản mô hình sản xuất, tập quán sinh hoạt, sinh kế và đời sống của người dân trong vùng. Do đó, định hình chuyển đổi mô hình phát triển ĐBSCL theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu có ý nghĩa rất quan trọng, được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hết sức quan tâm, chỉ đạo.

Đồng bằng sông Cửu Long bị tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu ảnh 2
Đồng bằng sông Cửu Long bị tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu ảnh 3 Người dân đầu nguồn lũ mưu sinh bắt cá. Ảnh Hòa Hội

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đề nghị đại biểu thảo luận tập trung vào các vấn đề chính sau: 

Một là, phân tích, nhận diện được đầy đủ hơn các thách thức do biến đổi khí hậu, quá trình phát triển nội tại của vùng ĐBSCL, các hoạt động sử dụng nguồn nước ở thượng nguồn.

Hai là, dự báo các xu thế tác động chính, nhận diện các cơ hội trong ngắn hạn và dài hạn làm cơ sở cho định hình mô hình phát triển vùng ĐBSCL và các định hướng chuyển đổi lớn.

Ba là, thảo luận và đề xuất các cơ chế chính sách đổi mới có tính đột phá nhằm tận dụng cơ hội chuyển hoá các thách thức thúc đẩy quá trình chuyển đổi, phát triển bền vững ĐBSCL; trong đó, tập trung vào các cơ chế về đất đai, thuế, kiến tạo thị trường, xúc tiến đầu tư, khoa học công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;

Bốn là, xác định các dự án, các nhóm nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án ưu tiên với nguồn lực, lộ trình thực hiện phù hợp trong tổng thể phát triển toàn vùng với sự tham gia của các bên, bao gồm Chính phủ, địa phương, các tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là người dân và doanh nghiệp trong vùng ĐBSCL và các khu vực lân cận, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh.
                                                                   

Theo Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Võ Thành Thống, khu vực ĐBSCL thường xuyên đối mặt với biến đổi khí hậu, sạt lở ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân. Thời gian qua, mặc dù có nhiều bộ ngành, tổ chức quan tâm đến các vấn đề của đồng bằng nhưng chiến lược còn ngắn hạn, sự phối hợp chưa đồng nhất làm giả hiệu quả cho nguồn lực dành cho biến đổi khí hậu.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.