Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương

SVVN - Viên Ngọc Hồng, cựu sinh viên trường Đại học Ngoại thương, là người dân tộc Nùng, sinh ra và lớn lên ở huyện Bình Gia, Tỉnh Lạng Sơn vùng núi Đông Bắc của mảng đất hình chữ S.

Nhân dịp tết Nguyên đán 2021, Mình có dịp chia sẻ phong tục đón Tết của người dân tộc Nùng Bình Gia, Lạng Sơn. Dân tộc Nùng ở Lạng Sơn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu các dân tộc của tỉnh. Bản thân dân tộc Nùng được chia thành nhiều nhóm địa phương với tên gọi thường gắn liền với địa danh nơi di cư hoặc trang phục: Nùng Cháo, Nùng An, Nùng Phàn Slình, Nùng Cúm cọt, Nùng Inh, Nùng Hua lài…

Mình là người Nùng Phàn Slình, trang phục của người Nùng Phàn Slình thường có áo chàm đơm cúc bạc, khăn mỏ quạ, đai thắt rất dài,… Tết của người Nùng Phàn Slình thực sự bắt đầu bằng bữa cơm giải xui chiều 30. Món ăn chính trong bữa cơm này là thịt vịt. Vì người Nùng coi vịt là loài động vật giải xui tốt nhất. Đúng giao thừa, mọi nhà đều thắp hương và mở toang cửa để lộc vào nhà. Trên bàn thờ tổ tiên gồm bánh chưng, gà thiến luộc kỹ, bánh kẹo, thịt lợn, đĩa ngũ quả, 2 cây vạn niên. Hương còn được thắp cạnh bếp, ngoài cửa. Người Nùng thắp hương không khấn, hương trên bàn thờ không được tắt mà phải thắp liên tục và điều cấm kỵ nhất là đêm 30 và đêm mùng 1 tết đốt lửa ngoài đường.    

Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 1
Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 2
Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 3

Mùa xuân với nhiều lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc, gia đình mình thường đi du xuân đầu năm để hiểu thêm về truyền thống, phong tục tập quán các dân tộc trên địa bàn. Thường các lễ hội tại đây sẽ bắt đầu từ mùng 2 tết đến qua rằm tháng riêng.

Quê hương mình có ngày hội đặc sắc nhất đó là “Chợ tình đầu Xuân” trong “biển người” màu áo chàm xanh, đen họ tìm kiếm nhau ở lùm cây, góc phố thường có những đôi, những tốp bắt quen, gặp gỡ thăm hỏi sau bao ngày. Họ cất tiếng sli râm ran vang vọng.

Hát Sli dân tộc Nùng đã có từ rất lâu. Các tốp thanh niên nam- nữ hát đối đáp, giao duyên với nhau tại các lễ hội, chợ hội, ngày cưới và ngày về nhà mới… Hát sli thể hiện tài hoa đối đáp bằng ngôn ngữ dân ca. Từ lâu, người Nùng đã duy trì loại hình hát sli trong các sự kiện biểu diễn; hát sli để bày tỏ tình cảm. Sau các cuộc hát sli tại lễ hội, nhiều đôi nam nữ đã nên vợ, nên chồng.

Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 4
Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 5
Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 6

Nhìn chung, quan niệm Tết của người dân tộc Nùng gần giống như người Kinh. Ngoài bánh chưng được coi là lễ vật - phần không thể thiếu để tiếp khách, còn có bánh cao (còn gọi là bánh khảo). Đa phần các nhà tự làm lấy, qua đó người khách có thể đánh giá được tài nghệ của gia chủ. Ngoài ra còn có bánh tro. Bánh được làm cầu kỳ, trong suốt như mật ong, khi ăn chấm với mật (mật được đun từ đường phên).

Những gia đình khá giả nhất định không thiếu được món khẩu sly (bánh bỏng), chè lam, các loại mứt và bánh rán. Phung xoòng (lạp xường) là món ăn có thể để dành ra Giêng. Món này không giống lạp xường của người Kinh làm. Phung xoòng có thể to bằng cổ tay, hương vị rất hấp dẫn vì nơi đây có thêm vị của gừng núi. Nhưng món ăn mình thích nhất là món “Khâu nhục” do ba mình làm, đây món ăn mà khi nhắc đến Lạng Sơn thì gắn liền với 2 chữ đặc sản.

Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 7
Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 8
Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 9

Ba mình là người dân tộc Nùng và mẹ mình là người Kinh. Ba là một đầu bếp chuyên nấu các món ăn dân tộc, những món ăn ba nấu luôn mang nét độc đáo gia truyền từ rất lâu đời. Vì ba muốn nhiều người có thể thưởng thức được nét độc đáo của những món ăn gia truyền, nên ba mẹ mình đã mở một quán ăn để đưa mọi người đến với nét đẹp rất riêng của ẩm thực Đông Bắc.

Tết năm nay vì tình hình dịch Covid-19 nên mình về quê sớm hơn mọi năm thường là 28 mới có mặt tại nhà. Năm nay về quê sớm giúp ba mẹ chuẩn bị lễ ông công ông táo, gói bánh chưng, chọn hoa cùng mẹ để chuẩn bị cho ngày Tết. Thường thì ngày mùng 1 gia đình sẽ ở nhà đợi người xông nhà và sau đó đến nhà bà nội để chúc Tết đầu năm, mùng 2 cả nhà sẽ về nhà bà ngoại để thăm và chúc Tết bà, mùng 3 cả nhà sẽ đi nhà chúc Tết anh em họ hàng và sau đó là đi nhà hàng xóm chúc Tết.

Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 10
Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 11
Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 12

Nhân dịp lễ Tết Tân Sửu mình gửi lời chúc tới tất cả độc giả bạn đọc của chuyên trang Sinh Viên Việt Nam - báo Tiền Phong có nhiều sức khỏe, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công.

Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 13
Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 14
Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 15

Ảnh: Đỗ Bắc Hải

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

SVVN - Cánh đồng cỏ lau tại Làng Đại học Thủ Đức đang đua nhau bung nở, rực rỡ một màu trắng muốt, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Ngay sau khi lan truyền trên mạng xã hội, cánh đồng cỏ lau nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.