Đón Tết ở ‘xứ sở Bạch dương’

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Từng là một trong những sinh viên xuất sắc của khoa Ngữ văn Nga (trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) giành được suất học bổng toàn phần từ ĐHTH Liên bang Ural ngay từ năm thứ nhất, nhưng Nguyễn Thị Thúy Duy lại không khỏi có những trăn trở khi lần đầu phải ăn Tết xa nhà.

Thúy Duy cho biết, cô chọn theo đuổi ngôn ngữ Nga là một quyết định hoàn toàn tình cờ và bản thân cũng chưa từng nghĩ đến việc đi du học trước đó.

Khi đang học năm thứ nhất, Duy được thầy cô, bạn bè giới thiệu về chương trình học bổng của Nga. Sau khi tìm hiểu, Duy bắt đầu làm hồ sơ. Giai đoạn Duy làm thủ tục là chưa kết thúc năm đầu đại học tại Việt Nam. “Trong tình hình dịch bệnh bùng phát, gia đình cũng không muốn cho mình đi xa, nên có thể nói đó là một sự đánh cược trong cuộc đời mình”, Thúy Duy chia sẻ.

Nói về những khó khăn nơi đất khách quê người, Duy vẫn nhớ về lần đầu đặt chân đến Nga đúng vào mùa Đông. “Thời tiết quá khác biệt, tuyết trắng rơi xuống đầy mặt đường, lẫn trên tóc và trên áo. Đây cũng là lần đầu tiên mình nhìn thấy tuyết như thế, lần đầu cảm nhận được cái lạnh -18 độ. Tay chân tê cóng, môi rơm rớm máu, làn da trở nên khô ráp, mặc dù đã dùng không ít các loại dưỡng da”, Duy nhớ lại.

Đón Tết ở ‘xứ sở Bạch dương’ ảnh 1

Thúy Duy vẫn luôn nhớ về cái Tết đoàn viên bên cạnh gia đình và bạn bè ở Việt Nam.

Thúy Duy cho biết, việc sinh hoạt cũng bị đảo lộn ít nhiều, ăn uống đều do Duy tự mua về chế biến vì đa phần thức ăn không hợp khẩu vị. Giờ giấc ngủ cũng thay đổi so với Việt Nam. “Mình cũng gặp được nhiều người Việt, người Nga, bạn bè người Trung, người Ấn Độ khi học ở đây. Việc giao tiếp cũng là một trong những vấn đề khó khăn hiện tại của mình. Mình không thể hiểu hết ý mà chỉ có thể đoán rồi đáp lại họ bằng những kiến thức còn hạn hẹp”, Duy chia sẻ về quá trình hòa nhập của bản thân tại Nga.

Tuy gặp phải không ít khó khăn, nhưng Thúy Duy xem đây như những trải nghiệm mới mẻ đang giúp cô trưởng thành hơn từng ngày. Song song đó, Duy cho rằng việc du học cũng đem đến cho bản thân những cơ hội hoàn thiện hơn “Được tiếp xúc với cuộc sống, văn hoá cũng như con người ở đây, được gặp gỡ, giao lưu với những bạn bè các nước, mỗi nơi mang một nét riêng rất tuyệt vời. Bên cạnh đó, mình còn có cơ hội được trải nghiệm, tham quan nhiều nơi, khám phá những điều thú vị của thiên nhiên”, Duy chia sẻ.

Đón Tết ở ‘xứ sở Bạch dương’ ảnh 2

Dù rất nhớ nhà nhưng Tết năm nay Thúy Duy lại không thể về đoàn viên cùng gia đình. “Vì mình vừa đến Nga chỉ hơn hai tháng, việc học và sinh hoạt còn chưa thật sự ổn định, chi phí để về khá tốn kém cũng như tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nên mình quyết định ở lại”, Duy bộc bạch.

Trong những ngày cuối năm, Duy không khỏi hoài niệm những ký ức bên gia đình: “Mọi năm, thời điểm này ở dưới quê là mình đã ráo riết chuẩn bị sắm đồ Tết, dọn dẹp nhà, tuốt lá mai, đi chợ Tết, canh nồi bánh tét. Năm nay một mình mẹ phải tự làm… Xa nhà, mình càng thấy thương mẹ vô cùng”, Thúy Duy tâm sự.

Ở Nga, không được đón Tết Nguyên đán, Thúy Duy cảm thấy lạc lõng khi chỉ có một mình. Chia sẻ về đêm Giao thừa trong kỳ nghỉ Tết Tây, Thúy Duy cho biết, khi bạn cùng phòng đi xem pháo hoa thì cô không có tâm trạng, Duy ở trong phòng một mình, chuẩn bị một dĩa mứt mua sẵn ở cửa hàng tiện lợi, bật một bản nhạc du dương và ngồi nhìn ra cửa sổ đón chờ giây phút bước sang Năm mới.

Đón Tết ở ‘xứ sở Bạch dương’ ảnh 3

Thúy Duy trong giờ thực hành tại Ural Federal University.

Nói về việc đón Tết Nguyên đán xa nhà đầu tiên, Duy cho biết, năm nay khá trùng hợp là trường cũng có một kì nghỉ Đông đúng dịp Tết Nguyên đán. “Dự định của mình là cùng cộng đồng du học sinh người Việt của trường tổ chức một bữa tiệc ăn uống, trò chuyện, cùng nhau đón Tết xa quê. Mình vẫn sẽ gọi điện, gọi video về chúc Tết gia đình và bạn bè ở Việt Nam”, Duy chia sẻ thêm.

Đối với Thúy Duy, cho dù có ở xa đến đâu đi chăng nữa thì lòng vẫn không hề xa cái Tết truyền thống thân thương ở quê. Cô tin rằng: “Đâu đó vẫn còn rất nhiều các bạn du học sinh khác mang chung nỗi niềm giống như mình, mặc dù phải học tập và làm việc nơi đất khách nhưng vẫn luôn một lòng hướng về quê hương”.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.