Đốn cây, phá núi mở đường cao tốc đe dọa người đi trên Quốc lộ 1

TPO - Những ngày gần đây, ven tuyến Quốc lộ 1 nhánh tránh thành phố Huế diễn ra việc khai thác rừng thông, gỗ keo để bàn giao mặt bằng mở đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua TT-Huế. Quá trình này, đơn vị khai thác rừng và người dân đã “giăng bẫy” gỗ, đá trên những đồi cao sát quốc lộ, khiến hành khách qua lại tuyến đường này luôn phải thót tim.

VIDEO: Khai thác gỗ rừng tạo "bẫy người" ven Quốc lộ 1 qua TT-Huế (thực hiện: Ngọc Văn) 

Đốn cây, phá núi mở đường cao tốc đe dọa người đi trên Quốc lộ 1 ảnh 1  
Đốn cây, phá núi mở đường cao tốc đe dọa người đi trên Quốc lộ 1 ảnh 2 Theo ông Nguyễn Đắc Tập, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy, hoạt động cày ủi mở đường tự phát vào rừng, đi xuyên qua những ngọn đồi cao, có vách đứng cạnh Quốc lộ 1 nhánh tránh TP Huế tại xã Thủy Bằng (Hương Thủy) là nhằm khai thác gỗ thông, keo tràm để giải phóng mặt bằng, giao đất cho Dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Đốn cây, phá núi mở đường cao tốc đe dọa người đi trên Quốc lộ 1 ảnh 3 Tìm hiểu của PV, việc mở đường khai thác rừng thông được Cty Lâm nghiệp Tiền Phong (TT-Huế) giao cho doanh nghiệp thực hiện. UBND tỉnh TT-Huế là cơ quan giao nhiệm vụ cho Cty Lâm nghiệp Tiền Phong) khai thác, bán đấu giá rừng cây gỗ này. Quá trình mở đường đốn hạ rừng cây hiện gây ra những nguy hiểm cho người và phương tiện lưu thông trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua Km21 qua xã Thủy Bằng. Khu vực Quốc lộ 1 cạnh vùng rừng đang khai thác gỗ không hề có biển cảnh báo nguy hiểm “đá rơi, cây đổ, sạt lở đất”...
Đốn cây, phá núi mở đường cao tốc đe dọa người đi trên Quốc lộ 1 ảnh 4  
Đốn cây, phá núi mở đường cao tốc đe dọa người đi trên Quốc lộ 1 ảnh 5  

Đất đá từ cày ủi mở đường đốn chặt rừng thông đã rơi xuống rảnh thoát nước ven đường.

Đốn cây, phá núi mở đường cao tốc đe dọa người đi trên Quốc lộ 1 ảnh 6  
Đốn cây, phá núi mở đường cao tốc đe dọa người đi trên Quốc lộ 1 ảnh 7 Việc cày ủi đường và chặt hạ cây đã tạo nên những “chiếc bẫy” từ những đá tảng, gỗ thông bị cắt khúc “treo” lơ lửng phía trên vách đồi gần như dựng đứng sát với Quốc lộ 1. Gỗ, đá, đất lở có thể rơi trúng người đi đường bất kỳ lúc nào.
Đốn cây, phá núi mở đường cao tốc đe dọa người đi trên Quốc lộ 1 ảnh 8  
Đốn cây, phá núi mở đường cao tốc đe dọa người đi trên Quốc lộ 1 ảnh 9 Những cây thông sau khi thu hoạch xong, đơn vị khai thác rừng chuyển gỗ đi, nhưng lại “quên” dọn dẹp những ngọn thông treo lơ lửng chực sập vào xe cộ, người đi đường.
Đốn cây, phá núi mở đường cao tốc đe dọa người đi trên Quốc lộ 1 ảnh 10 Việc mở đường khai thác, vận chuyển gỗ thông đấu nối ra Quốc lộ 1 tại nhiều điểm mà chưa được sự đồng ý của cơ quan quản lý đường bộ.
Đốn cây, phá núi mở đường cao tốc đe dọa người đi trên Quốc lộ 1 ảnh 11  
Đốn cây, phá núi mở đường cao tốc đe dọa người đi trên Quốc lộ 1 ảnh 12 Việc cày ủi đồi núi đã lấp luôn cống thoát nước thuộc hạ tầng bảo đảm an toàn Quốc lộ 1.
Đốn cây, phá núi mở đường cao tốc đe dọa người đi trên Quốc lộ 1 ảnh 13 Mương thoát nước thành nơi tập kết keo tràm của dân.
Đốn cây, phá núi mở đường cao tốc đe dọa người đi trên Quốc lộ 1 ảnh 14
Đốn cây, phá núi mở đường cao tốc đe dọa người đi trên Quốc lộ 1 ảnh 15 Sự việc rõ ràng, tuy nhiên, ông Tôn Thất Ái Tín, lãnh đạo Cty Lâm nghiệp Tiền Phong, cho rằng, việc mở đường là do người dân làm. Còn phía công ty đi vào lối mòn đã có sẵn. Tuy nhiên, từ hiện trường này cho thấy, lối này đã bị mở rộng thêm, với dấu vết rất mới của việc đào múc, đắp đường bằng phương tiện cơ giới. Gần đó là một điểm mở mới hoàn toàn.
Đốn cây, phá núi mở đường cao tốc đe dọa người đi trên Quốc lộ 1 ảnh 16 Trao đổi với PV Tiền Phong sáng 3/3, ông Ngô Văn Đoán, Chi cục trưởng Chi cục II.6 (Cục Quản lý Đường bộ II.6, Tổng cục Đường bộ VN), cho biết, do lực lượng mỏng, toàn đơn vị chỉ có 5 thanh tra viên đường bộ nhưng quán xuyến đến hơn 500km quốc lộ toàn tuyến, nên chưa biết việc mở đường, lấp cống, đấu nối trái phép khi khai thác gỗ thông và keo tràm tại đường tránh Huế. Ông sẽ chỉ đạo lực lượng thanh tra làm việc với các bên liên quan để chấn chỉnh tình trạng vi phạm này.
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.