Đồn biên phòng của Mẹ

Lính biên phòng nơi đâu cũng có Mẹ (trong ảnh - Mẹ VNAH Nguyễn Thị Lắm ở Đức Phổ)
Lính biên phòng nơi đâu cũng có Mẹ (trong ảnh - Mẹ VNAH Nguyễn Thị Lắm ở Đức Phổ)
TP - Ở miền núi thì trở thành con cái của bản làng, vùng biển thì trở thành người con của những xóm chài, người lính biên phòng nơi đâu cũng có Mẹ …
Lính biên phòng nơi đâu cũng có Mẹ (trong ảnh - Mẹ VNAH Nguyễn Thị Lắm ở Đức Phổ)
Lính biên phòng nơi đâu cũng có Mẹ.
(Trong ảnh - Mẹ VNAH Nguyễn Thị Lắm ở Đức Phổ).

Đồn biên phòng bà Hớn

Đến thôn Phước Thiện, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), người dân chài thường chỉ ra ngôi nhà nằm bên mé biển với câu cửa miệng: “Nhà ông bà Mai Hớn, Đồn công an biên phòng Bình Hải từ ngày giải phóng tới giờ đóng luôn đó”.

Mang tiếng là “đồn” nhưng chẳng thấy quân sĩ, cờ pháo. Căn nhà có mái tôn đen xỉn, tường bằng phên tre. Toàn bộ ngôi nhà đã bị gió đẩy chao nghiêng như bóng dáng già nua của vợ chồng ông. Ông bà Mai Hớn đều trên tuổi 80.

Kỳ thực, căn nhà ấy lại chính là “cơ quan tác chiến” của các chiến sĩ Đồn biên phòng Bình Hải. Suốt nhiều tháng năm gian khó cho đến tận bây giờ, tại đây anh em trinh sát và Ban chỉ huy đồn thường xuyên có mặt, họp bàn phương án, rồi nhanh chóng hòa vào bóng đêm để làm nhiệm vụ.

Đại úy cựu chiến binh Nguyễn Tấn Nỉ, thượng tá Trần Như Tám (hiện là Phó phòng trinh sát Bộ Chỉ huy biên phòng tỉnh) và nhiều cán bộ biên phòng khác từng có mặt ở ngôi nhà này đều nhớ những “bữa cơm cuối cùng với mẹ”. Đó là những anh em miền Bắc, trước khi chuyển đơn vị hoặc hoàn thành nhiệm vụ về quê, đều tới nắm tay mẹ: “Con đi không biết bao giờ trở lại. Thôi mẹ nấu cho con bữa cơm rồi con chia tay !”.

Giờ mẹ Hớn đã đi xa. Nhưng, đến Phước Thiện mà hỏi: “Đồn biên phòng bà Hớn”, ai cũng có thể kể về những câu chuyện đầy ắp tình quân dân.

Mẹ Châu Thị Hôm nay đã có con rể là đại úy biên phòng
Mẹ Châu Thị Hôm nay đã có con rể là đại úy biên phòng.

20 năm nuôi bộ đội

Có lần ra đảo Bé huyện đảo Lý Sơn, một bà mẹ chạy vội tới hỏi: Chú ơi, chú qua dắt chú Hùng về bển (đảo Lớn Lý Sơn) hả? Hỏi, thì nghe bà kể: “Đứa con nhỏ học lớp 5 chạy về méc: Má ơi hình như cái chú có đeo 4 sao qua dắt chú Hùng về”. Theo bà, anh em biên phòng ở đây được bà con coi như con, nếu có chuyển về đảo Lớn thì cũng không thể nói là đi liền được.

"Hơn 20 năm mẹ thương các anh em biên phòng như con đẻ. Mấy chú cõng gạo từ Sa Huỳnh đi bộ lên xã. Vừa tới nhà, mấy chú phân công nhau người thì nấu cơm, quét nhà, dọn dẹp, gánh nước. Mẹ giằng cây chổi nói chuyện của mẹ nhưng hổng chú nào chịu nghe." - Chị Nguyễn Thị Hoa kể  

Ở Quảng Ngãi, có những người mẹ ròng rã 20 năm nuôi các con bộ đội biên phòng “ba cùng” với dân. Mẹ Nguyễn Thị Hải (Tứ) ở thôn An Cường, xã Bình Hải, có một miếng mít, một quả ổi bà cũng chạy lên đưa tận tay cho mấy con biên phòng.

Thấy mẹ lúc nào cũng nhắc bộ đội, thằng con út thường cự nự: “Mẹ thương bộ đội hơn cả thương con”. Mẹ Châu Thị Hôm, vợ chồng ông Nguyễn Văn Lâm ở thôn Trung Hải, xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ, vợ chồng ông Nguyễn Hợi ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu... đó là những người gần 20 năm cưu mang và giúp đỡ anh em bộ đội biên phòng.

Chúng tôi ghé thăm nhà mẹ Thân ở thôn Trung Hải, xã Phổ Khánh (Đức Phổ). Con gái mẹ, chị Nguyễn Thị Hoa thắp nén hương dâng lên bàn thờ, kể lại: “Hơn 20 năm mẹ thương các anh em biên phòng như con đẻ. Mấy chú cõng gạo từ Sa Huỳnh đi bộ lên xã. Vừa tới nhà, mấy chú phân công nhau người thì nấu cơm, quét nhà, dọn dẹp, gánh nước. Mẹ giằng cây chổi nói chuyện của mẹ nhưng hổng chú nào chịu nghe”.

Chị Hoa được mấy chú coi như đứa em út. Hết lớp chiến sĩ này đến lớp chiến sĩ khác, chị Hoa lớn lên, anh em biên phòng đến sau lại nhận chị làm chị Cả.

Canh giữ biển quê hương
Canh giữ biển quê hương.

Thôi thì gọi chú bằng anh

Khi các đội công tác cắm địa bàn, ngoài cuốn sổ công tác, bao gạo các anh còn mang theo một hành trang khác - đó là quy định về quan hệ quân dân. Thế nhưng, sống trong gia đình, được những người mẹ yêu thương đùm bọc, cũng có những người lính nhận lấy sợi tơ hồng từ con em của mẹ.

Ở xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ, chuẩn úy Trần Ngọc Quang, quê ở Hải Dương, tuổi mới ngoài 20 được phân công cắm chốt làm công tác dân vận. Vậy là suốt gần 14 năm, má Châu Thị Hôm đã trở thành người mẹ thứ hai của chuẩn úy Quang và rất nhiều chiến sĩ. Cô bé Tranh con mẹ, thua anh biên phòng trẻ 5 tuổi, nhưng vẫn gọi các anh bằng chú, nay đã học đại học, trưởng thành. “Thôi thì gọi chú bằng anh”, được mẹ và hàng xóm vun đắp, chàng chuẩn úy ngày nào giờ đã thành đại úy, lên chức bố và cắm rễ tại vùng đất này.

Vùng biển Bình Hải, Bình Châu (Bình Sơn), con gái có nét duyên mặn mà. Lý giải vẻ đẹp ấy, có câu chuyện truyền miệng: Ngày xưa có ông vua dẫn các tì nữ qua vùng này và các nàng được giải thoát. Bởi thế, lính biên phòng có anh dù xuất ngũ nhưng vẫn vướng, quay lại kết duyên để nên nghĩa vợ chồng. Còn hiện nay, nhiều anh cán bộ đang phục vụ tại ngũ, vợ các anh là cô giáo, là con em trong làng chài.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.