Đổi thay bất ngờ tại ngôi chợ cổ xưa và nổi tiếng bậc nhất xứ Huế

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Gần 700 tiểu thương của ngôi chợ cổ xưa nhất xứ Huế là Đông Ba đã đồng loạt tổ chức sắp xếp lại không gian kinh doanh, trả lại diện tích một thời lấn chiếm cơi nới lô quầy buôn bán. Sau rất nhiều năm, đây là lần đầu tiên việc thực hiện giải tỏa lấn chiếm, sắp xếp các quầy hàng tại ngôi chợ có tuổi đời hơn 100 năm này được thực hiện một cách quy mô, tổng thể và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo tiểu thương.

Đến ngày 11/6, gần 700 tiểu thương chợ Đông Ba (phường Đông Ba, TP Huế) đã đồng loạt tổ chức sắp xếp lại không gian kinh doanh, hoàn thành việc hoàn trả lối đi nội bộ nguyên trạng ra vào chợ, sau một thời gian dài nơi này bị lấn chiếm diện tích để cơi nới lô quầy buôn bán.

Đổi thay bất ngờ tại ngôi chợ cổ xưa và nổi tiếng bậc nhất xứ Huế ảnh 1

Chợ Đông Ba (Huế) ngày xưa. Ảnh tư liệu

Đổi thay bất ngờ tại ngôi chợ cổ xưa và nổi tiếng bậc nhất xứ Huế ảnh 2

Chợ Đông Ba ngày nay. Ảnh tư liệu

Theo Ban Quản lý (BQL) chợ Đông Ba, hoạt động này nhằm từng bước hiện thực hóa chủ trương xây dựng chợ văn minh, thân thiện tại Huế.

Được biết, sau một thời gian dài các tiểu thương lấn chiếm diện tích để kinh doanh, hiện nay BQL chợ đã vận động bà con tiểu thương sắp xếp lại hàng hóa đúng vị trị tại các ki-ốt, quầy hàng; qua đó, trả lại nguyên trạng lối đi nội bộ, tạo đường thông hè thoáng, đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy. Các khu vực đến nay đã thực hiện xong giải tỏa, sắp xếp gồm lầu chuông trên, lầu chuông dưới, các cổng số 1, 2 và số 12 của chợ.

Đổi thay bất ngờ tại ngôi chợ cổ xưa và nổi tiếng bậc nhất xứ Huế ảnh 3

Lần đầu tiên tại chợ Đông Ba diễn ra việc sắp xếp, phục hồi lại nguyên trạng diện tích không gian trên phạm vi và quy mô lớn

Đổi thay bất ngờ tại ngôi chợ cổ xưa và nổi tiếng bậc nhất xứ Huế ảnh 4

Có hơn 700 tiểu thương chợ Đông Ba tiến hành sắp xếp lại không gian kinh doanh, trả lại nguyên trạng phần diện tích từng bị cơi nới. Ảnh: P.T.Đ

Bà Hoàng Thị Như Thanh, Trưởng BQL chợ Đông Ba, cho biết, bình quân mỗi tiểu thương đã trả lại từ 0,2 - 1m2 diện tích lấn chiếm. Nếu tính tổng số gần 700 tiểu thương thực hiện trả lại không gian cơi nới, diện tích phục hồi theo nguyên trạng là rất lớn.

Chợ Đông Ba là ngôi chợ cổ xưa ở Huế, hình thành từ cuối thế kỷ 19, dưới thời nhà Nguyễn. Từ ngày thành lập chợ đến nay, đây là lần đầu tiên việc thực hiện giải tỏa, sắp xếp các quầy hàng được thực hiện một cách quy mô, tổng thể và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo tiểu thương.

Đổi thay bất ngờ tại ngôi chợ cổ xưa và nổi tiếng bậc nhất xứ Huế ảnh 5

Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định (thứ 2 từ trái sang) thăm hỏi tình hình kinh doanh của tiểu thương chợ Đông Ba. Ảnh: Nhân Võ

Đổi thay bất ngờ tại ngôi chợ cổ xưa và nổi tiếng bậc nhất xứ Huế ảnh 6

Ban quản lý chợ Đông Ba tiếp xúc, động viên tiểu thương chấp hành trả lại không gian thông thoáng cho các lối đi trong chợ. Ảnh: P.T.Đ

Theo bà Hoàng Thị Như Thanh, đây không đơn thuần là công tác chỉnh trang chợ, mà sau hai năm bị ảnh hưởng kinh doanh do dịch bệnh, các tiểu thương đã tự giác sắp xếp lại không gian buôn bán, chuẩn bị nhiều hàng hóa mới, với mong muốn mời du khách đến Huế tham quan, mua sắm ngày một nhiều hơn, đặc biệt trong dịp tuần lễ Festival Huế 2022 diễn ra vào cuối tháng 6 tới.

Đổi thay bất ngờ tại ngôi chợ cổ xưa và nổi tiếng bậc nhất xứ Huế ảnh 7
Đổi thay bất ngờ tại ngôi chợ cổ xưa và nổi tiếng bậc nhất xứ Huế ảnh 8
Đổi thay bất ngờ tại ngôi chợ cổ xưa và nổi tiếng bậc nhất xứ Huế ảnh 9

Cưa cắt, xử lý các vị trí lô quầy cơi nới lấn chiếm bên trong chợ Đông Ba. Ảnh: P.T.Đ

Nói về lý do lấn chiếm không gian chợ Đông Ba trước đây, một tiểu thương chia sẻ: “Do lượng hàng nhiều, trong khi diện tích quầy ki-ốt nhỏ, để khách hàng có nhiều lựa chọn sản phẩm cần mua, cũng như để bán được nhiều hàng, các tiểu thương đã bày thêm hàng ở lối đi chung. Sau khi nghe BQL chợ kêu gọi, vận động, chúng tôi đã dọn dẹp thu gom hàng hóa, trả lại không gian vốn có trước đây”.

Còn theo đánh giá của Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định, chợ Đông Ba đã thực sự thay đổi khi tiểu thương xem đây như là nhà của mình. Từ sự chung tay này, chợ Đông Ba đã không còn những cảnh nói thách, mất an ninh trật tự, thay vào đó là sự thân thiện, văn minh và tạo nên những điều "rất Huế". Địa điểm thương mại và giàu tính văn hóa lịch sử này luôn là nơi đáng để du khách đặt chân tới mỗi khi ghé thăm Cố đô Huế.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.