Đối phó với đội tàu 'vỏ trắng' Trung Quốc

Tàu 3901 của Trung Quốc là một trong những tàu hải cảnh lớn nhất thế giới
Tàu 3901 của Trung Quốc là một trong những tàu hải cảnh lớn nhất thế giới
TP - Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã sử dụng lực lượng tàu dân sự “vỏ trắng” để dọa nạt và lấn át các nước láng giềng trên Biển Đông. Về lý thuyết, những tàu đó thường được sử dụng vào mục đích thực thi pháp luật dân sự đơn thuần.

Nhưng dưới cái mà giới phân tích gọi là “chiến lược chiến tranh nhân dân trên biển”, Trung Quốc sử dụng một đội đông đảo các tàu đánh cá kiêm dân quân và tàu hải cảnh cỡ lớn để đẩy mạnh đòi hỏi chủ quyền phi lý của họ trên vùng biển giàu tài nguyên và có tầm quan trọng chiến lược này. Cách làm của Trung Quốc buộc các nước phải xem lại chiến lược đối phó.

Mỹ cũng đã cử đội tàu vỏ trắng - Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ (USCG) - đến biển Đông. Cách làm đó cho thấy Washington đang điều chỉnh để chuẩn bị cho nguy cơ một cuộc chiến tranh lạnh mới ở Đông Á, trong bối cảnh hai cường quốc đang lao vào một cuộc so găng quyết liệt trên nhiều mặt trận.

Trong bài viết đăng trên báo SCMP ngày 10/11, nhà nghiên cứu người Philippines Richard Heydarian cho rằng, nhận thấy sự thất bại của những người tiền nhiệm trong việc kiềm chế Trung Quốc thay đổi bối cảnh chiến lược khu vực quá nhanh, đặc biệt là hoạt động xây đảo nhân tạo và quân sự hóa trên Biển Đông, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump chuyển sang cách tiếp cận mới đối với vùng biển này.

Nhà Trắng trao quyền tự quyết lớn hơn cho Lầu Năm Góc để có thể thách thức dấu chân ngày càng mở rộng của Bắc Kinh ở khu vực.

Kết quả là sự chính quy hóa hoạt động tuần tra tự do hàng hải (FONOP) trên khắp châu Á. Với FONOP, tàu không chỉ đi vào trong vùng 12 hải lý của các cấu trúc Trung Quốc chiếm đóng, mà còn mở rộng ra các khu vực mới, đặc biệt là bãi Scarborough mà Philippines đòi chủ quyền nhưng bị Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát trên thực tế kể từ sau cuộc đối đầu giữa hải quân hai nước năm 2012.

Được tự chủ hơn, Lầu Năm Góc sử dụng ngôn ngữ cứng rắn hơn, trong đó có lời kêu gọi Trung Quốc dỡ bỏ các tài sản quân đội đang tích luỹ trên các đảo nhân tạo.

Quan trọng hơn, Hải quân Mỹ đang thay đổi cách hoạt động. Bắt đầu từ cuối năm 2018, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hồi đó là ông James Mattis cảnh báo rằng, Lầu Năm Góc sẽ bắt đầu coi lực lượng dân quân Trung Quốc như một bộ phận mở rộng của lực lượng vũ trang của nước này.

Sự thay đổi đó được xác nhận bởi Đô đốc John Richardon, tư lệnh các hoạt động của hải quân Mỹ, khi ông cảnh báo về “chiến thuật vùng xám” mà Trung Quốc đang sử dụng trên Biển Đông.

Lãnh đạo Lầu Năm Góc nói sẽ đối phó với chiến thuật “chiến tranh không tiếng súng” này bằng cách làm cụ thể để xử lý lực lượng bảo vệ bờ biển và bán quân sự hùng mạnh của Trung Quốc. Ông Heydarian cho rằng, điều này thể hiện bước leo thang lớn, vì các tàu Mỹ sẽ đối xử với tàu chiến “vỏ xám” và tàu hải cảnh và bán quân sự của Trung Quốc như nhau.

Sau vụ một tàu bán quân sự của Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Philippines vào tháng 6 năm nay, Washington cảnh báo hiệp định phòng thủ tương hỗ của họ với Manila áp dụng cả với những đe dọa kiểu vùng xám của Bắc Kinh ở Biển Đông.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.