Đối phó thế nào với 2 bệnh hô hấp kinh điển?

Bệnh hô hấp thường tái phát khi trở lạnh
Bệnh hô hấp thường tái phát khi trở lạnh
Thời tiết vào hè là lúc người dân miền Bắc phải đối mặt với cái nắng đến cháy da cháy thịt, với nhiều người đó là điều thật kinh khủng.  

Nhưng nếu hỏi những người đang có bệnh hen phế quảnviêm phế quản mãn tính thì họ chắc chắn cái vẫn yêu cái thời tiết này hơn. Bởi khi mùa lạnh trở lại, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ bệnh tái phát.

Triệu chứng của tái phát của 2 bệnh hô hấp kinh điển khiến nhiều người lo sợ

Bệnh hen phế quản và viêm phế quản là hai căn bệnh hô hấp phổ biến, nhiều người mắc phải. Mặc dù nguyên nhân xuất phát bệnh không hoàn toàn giống nhau nhưng cả hai nhóm bệnh nhân đều phải đối mặt với sự lo lắng bệnh tái phát khi giao mùa, lúc trời trở lạnh…

-         Viêm phế quản: sốt nhẹ, ớn lạnh và ho đờm xanh đờm vàng, có thể tức ngực, khó thở.

-         Hen phế quản: điển hình với cơn hen về đêm, khò khè như mèo, người bên cạnh có thể nghe rõ tiếng thở, nặng hơn gây suy hô hấp phải cấp cứu nếu không sẽ gây nguy hiểm.

Sẵn sàng đối phó từ khi cái lạnh còn chưa xâm lấn…

Thứ nhất: Chặn đứng yếu tố dị nguyên

Hen phế quản là phản ứng quá mẫn của cơ thể khi gặp các kháng nguyên lạ. Khi đó, cơ thể sẽ đáp trả bằng cách gây ra phản ứng co thắt phế quản và hen. Các tác nhân có thể gặp như khói bụi, lông chó mèo, phấn hoa, khói thuốc, ký sinh trùng.

Viêm phế quản cũng tương tự như thế, ngoài ra người bệnh còn đặc biệt chú ý tránh xa khói thuốc lá, bởi nó chính là nguyên nhân khiến bệnh chuyển sang dạng mãn tính. Người bệnh cần bỏ thuốc lá, thuốc lào (nếu đang dùng), trong gia đình không nên nuôi chó mèo. Nếu dùng thảm trải nhà cần vệ sinh sạch sẽ, phơi nắng mỗi tuần để diệt các loại mò, mạt… Giữ cho nhà cửa, quần áo, đồ dùng cá nhân luôn sạch sẽ, tránh ẩm mốc, bụi bẩn.

Đối phó thế nào với 2 bệnh hô hấp kinh điển? ảnh 1 Tránh xa các dị nguyên có thể gây dị ứng

Thứ 2: Siết chặt chế độ ăn trong mùa lạnh

Đương nhiên ăn uống đầy đủ là cách tốt nhất để cơ thể có đủ sức đề kháng chống chọi với bệnh tật. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý một số loại thực phẩm dễ gây phản ứng không tốt cho người bệnh:

-         Viêm phế quản: không nên ăn quá nhiều đường, muối, đồ chua chát, đồ chiên xào, cay nóng và rượu bia để tránh gia tăng triệu chứng khó thở, viêm, nhiều đờm hơn hoặc kích thích cổ họng, thậm chí rối loạn nhịp thở.

-         Bệnh hen phế quản: tương tự như trên, ngoài ra người bệnh cần tránh những thực phẩm mà cơ thể dễ dị ứng và gây ra cơn hen như mắm tôm, tôm, cua…

Thứ 3: Lấy lại sức khỏe cho phế quản

Viêm phế quản mãn tính không thể dùng thuốc kháng sinh trị khỏi, và hen phế quản lại càng không. Theo các chuyên gia, nguyên tắc điều trị 2 căn bệnh này phải tập trung vào phế quản. Trước hết phải giảm ho tiêu đờm để phế quản không bị bít tắc, sau đó giảm sưng và viêm, phù nề ở phế quản… bằng các thảo dược chuyên biệt như Trần Bì, Tang Bạch Bì, Kinh Giới, Kim Ngân Hoa. Các thảo dược này đều có trong Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường nên người bệnh có thể tham khảo và sử dụng.

Đối phó thế nào với 2 bệnh hô hấp kinh điển? ảnh 2 Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường

Thứ 4: Giữ ấm là điều quan trọng nhất

Khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là lạnh, rét, mưa, ẩm ướt, khô hanh, tất cả những người bị bệnh hô hấp cần mặc ấm, ở trong phòng kín gió. Nếu có điều kiện, mỗi khi trời rét, lạnh nên được sưởi ấm, tốt nhất là dùng đèn sưởi, lò sưởi, quạt sưởi bằng điện, nếu có điều hòa nóng thì càng tốt. Trong trường hợp phải dùng bếp than thì buồng phải hết sức thông thoáng để thoát khí độc tốt.

Người bệnh hen phế quản, viêm phế quản hàng tuần có thể tắm và rửa hàng ngày bằng nước ấm. Mỗi lần tắm rửa cần ở buồng kín gió, tránh gió lùa. 

Trước khi tắm cần chuẩn bị sẵn quần áo sạch và khăn lau, để khi tắm xong, lau khô người và mặc quần áo ngay, tránh cảm lạnh, cơn ho hen không xuất hiện.

Đối phó thế nào với 2 bệnh hô hấp kinh điển? ảnh 3

Giữ ấm cơ thể khi ra ngoài

Thời tiết lạnh thì hạn chế đi ra ngoài, nếu phải ra khỏi nhà cần mặc ấm, cổ quàng khăn, chân tay cần có tất, đầu đội mũ ấm, đeo khẩu trang, nếu bị hen thì nhớ mang theo thuốc cắt cơn theo. 

MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.