Đổi giờ, đường vẫn tắc

Tắc nghẽn trước cổng trường tiểu học Kim Liên (Đống Đa). Ảnh chụp lúc 17hngayf 1-2
Tắc nghẽn trước cổng trường tiểu học Kim Liên (Đống Đa). Ảnh chụp lúc 17hngayf 1-2
TPO – Chiều nay (1-2), nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ách tắc trong ngày đầu đổi giờ làm việc, học tập và kinh doanh. Nhiều phụ huynh cho biết, rất khó khăn khi đón con giờ tan tầm vì ách tắc giao thông.

> Hàng vạn học sinh ra đường từ sáu giờ 

Tắc nghẽn trước cổng trường tiểu học Kim Liên (Đống Đa). Ảnh chụp lúc 17hngayf 1-2
Tắc nghẽn trước cổng trường tiểu học Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội). Ảnh chụp lúc 17h ngày 1-2. Ảnh: Minh Đức

Chưa nhiều thay đổi

Ngày 1-2, UBND TP Hà Nội chính thức triển khai đổi giờ học, giờ làm trên 10 quận nội thành và hai huyện Từ Liêm, Thanh Trì.

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, hiện trên địa bàn có 2.500 trường học với tổng số gần 1,5 triệu học sinh. Trong đó, 510.000 học sinh thuộc 900 trường tại Hà Nội đi học theo quy định giờ mới. Hơn 90.000 học sinh THPT phải theo giờ học mới, trong đó khoảng 35.000 học sinh THPT học ca chiều, tan học lúc 19h.

Nhà báo Đinh Xuân Hào (kênh VOV Giao thông, Đài Tiếng nói Việt Nam), người thường có mặt tại những điểm nóng về tắc đường trên địa bàn thành phố Hà Nội, cho biết: Trong ngày đầu thực hiện đổi giờ học, làm, đường không bị tắc rải rác mà tập trung tại những khu vực có các trường tiểu học, THCS, THPT… nằm trên các tuyến đường, phố như Thái Thịnh, Vĩnh Hồ, Hoàng Tích Trí (Đống Đa). Theo anh Hào, những khu vực này hôm nay tắc kéo dài hàng giờ đồng hồ.

Tắc đường tại phố Chùa Bộc. Ảnh chụp lúc 17h30 ngày 1-2
Tắc đường tại phố Chùa Bộc. Ảnh chụp lúc 17h30 ngày 1-2.

Những tuyến đường như Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, Tây Sơn, Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng, Láng, Trường Chinh…, mọi khi thường xuyên tắc vào cuối giờ chiều, nhưng hôm nay lại tắc cả vào thời điểm đầu giờ sáng, từ khoảng 7h đến 8h sáng.

Cuối giờ chiều 1-2, tình trạng tắc đường đỡ hơn, song vào giờ cao điểm (từ 16h30 đến 18h30) xảy ra ách tắc trên nhiều tuyến phố.

Anh Phan Văn Lưu trú trên đường Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội) nói: Ngày đầu đổi giờ học, giờ làm tại Hà Nội, tôi thấy chưa có tác động tích cực đến giao thông trên các tuyến phố. Cụ thể, những tuyến phố tôi qua như Nguyễn Văn Cừ, khu vực cầu Chương Dương, Trần Quang Khải, Tràng Thi, Kim Mã, mật độ giao thông hầu như không có thay đổi đáng kể.

Ách tắc tại phố Quang Trung. Ảnh chụp lúc 18h ngày 1-2
Tắc đường tại phố Quang Trung. Ảnh chụp lúc 18h ngày 1-2. Ảnh: Minh Đức

Theo quan sát của phóng viên, từ 17h đến 18h30, tình trạng tắc đường vẫn xảy ra trên nhiều tuyến phố như Chùa Bộc, Nguyễn Lương Bằng, Khâm Thiên, ngã tư ô Chợ Dừa, ngã tư Lê Duẩn, Khâm Thiên...

Tan trường, đường vẫn tắc

Chưa bao giờ đón con khổ như hôm nay. Chen lấn, xô đẩy, đi ba vòng rồi mà vẫn chưa thấy con đâu. Một phụ huynh than thở khi đi đón con tại trường Tiểu học Tô Hoàng (Hà Nội) ngày đầu tiên đổi giờ học.

17 giờ, trường tiểu học, Trung học cơ sở Tô Hoàng trên đường Đại Cồ Việt (Hà Nội) cùng tan học. Bên ngoài, ngay từ 16h30, nhiều phụ huynh đứng ngoài đường chờ con. Ngay sau tiếng trống tan trường, tất cả học sinh hai trường lao ra như đàn ong vỡ tổ. Dù đường Đại Cồ Việt rất rộng và có tới bốn, năm đồng chí cảnh sát và trật tự phường đứng làm nhiệm vụ, nhưng vẫn ách tắc trầm trọng cả nửa tiếng đồng hồ.

"Ngày bình thường, trường tiểu học tan từ 16 giờ. Các cháu khối lớp một, hai ra trước, các cháu lớp lớn ra sau, phụ huynh đứng ngoài cổng, đón con đơn giản lắm. Bây giờ, hai trường tan cùng lúc, lại đông người nữa, chẳng biết đâu mà tìm con cả" - Phụ huynh Phạm Thị Nga cho biết.

Chồng đi làm ăn xa, một mình chị Nguyễn Hương Liên phải chăm sóc, đưa hai con đi học. Một cháu học lớp bảy, cháu học lớp hai. Đứng chờ mãi mới đón được con gái học tiểu học, chị Liên rất lo lắng khi tan trường khoảng 15 phút mà vẫn không tìm thấy con trai học lớp bảy, vì đông quá.

"Theo lịch mới, con gái tôi vào học từ 7h45 phút, trong khi tôi phải có mặt tại cơ quan trước đó 15 phút. Sáng nay, tôi phải chở hai đứa để ở cổng trường từ sớm, rồi đi làm… Nếu cứ tiếp tục thế này, không biết tôi phải làm thế nào" - Chị Liên lo lắng.

Cũng chờ con trước cổng trường, chị Hoàng Thị Ngân cho biết, ngày bình thường, chỉ một mình chồng chị cũng lo được việc đưa hai con (một cháu học lớp bảy, một cháu học lớp hai) ở hai trường, nhưng hôm nay, do thời khóa biểu trùng nhau nên hai vợ chồng, mỗi người phải đưa, đón một cháu. "May mà cơ quan mình tan sở sớm, nên về đón con kịp".

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.