'Đội cảm tử' cứu châu Âu khỏi thảm họa hạt nhân

Dụng cụ phòng độc còn bỏ lại ở thị trấn Pripyat, Ukraine, sau thảm họa Chernobyl. Ảnh: BI
Dụng cụ phòng độc còn bỏ lại ở thị trấn Pripyat, Ukraine, sau thảm họa Chernobyl. Ảnh: BI
Chenorbyl là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử, nhưng nó thậm chí còn có thể tệ hơn nữa nếu không có 3 tình nguyện viên, dũng cảm chui vào bể nước nhiễm xạ để tháo ngòi nguy cơ nổ tiếp theo.

Đã 30 năm kể từ vụ nổ ở Chenorbyl, một lò phản ứng hạt nhân bị rò rỉ do thiết kế và lỗi vận hành của con người. Khi thảm hoạ xảy ra, nó lập tức giết chết hơn 50 người, gây ảnh hưởng xấu đến hàng chục ngàn người khác trong suốt vài thập kỷ về sau.

Ngày 26 tháng 4 năm 1986, một cuộc thử nghiệm tại nhà máy hạt nhân Chernobyl bị mất kiểm soát, gây ra hai vụ nổ tại lò phản ứng số 4, khiến hai công nhân thiệt mạng ngay lập tức và thêm 29 người khác trong 4 tháng sau vụ nổ. Con số chính xác có bao nhiêu người đã chết trong thảm hoạ Chnorbyl vẫn là vấn đề tranh cãi giữa các nhà khoa học, chính phủ cũng như các cơ quan quốc tế.

Hai vụ nổ này, tạo ra lượng phóng xạ lớn hơn 400 lần so với quả bom Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima năm 1945.

6 giờ sau vụ nổ, hầu hết các đám cháy đã được kiểm soát hoàn toàn, nhưng lúc đó ít ai ngờ rằng thảm họa thứ hai thậm chí còn lớn hơn, sắp xảy ra.

Đầu tháng 5 năm 1986, lõi hạt nhân của lò phản ứng số 4 vẫn đang tan chảy. Nằm ngay bên dưới lò phản ứng là một hồ nước khổng lồ - dùng để làm mát cho các lò. Lõi lò vẫn tiếp tục chuỗi phản ứng khiến nhiên liệu nóng chảy nhiễm xạ âm ỉ thoát ra, dần dần tiếp cận mặt nước của hồ.

“Nếu như nó đến được mặt nước, điều này sẽ gây ra một vụ nổ thứ hai, lớn đến mức không thể tưởng tượng được và đe doạ phá huỷ toàn bộ nhà máy điện gồm 3 lò phản ứng còn lại,” tác giả Andrew Leatherbarrow viết trong một email được gửi đến trang công nghệ nổi tiếng, Tech Insider.

Ông Andrew vừa phát hành một cuốn sách mang tên “1:23:40. Câu chuyện bất khả thi về thảm hoạ hạt nhân Chenorbyl,” cuốn sách kể lại những gì đã diễn ra trong những ngày đen tối 30 năm trước.

Theo hầu hết các ước tính của các chuyên gia, một vụ nổ như vậy có thể xoá sổ một nửa châu Âu, khiến cả vùng đất không thể tồn tại sự sống trong 500.000 năm.

'Đội cảm tử' Chenorbyl

Trong hoàn cảnh phải ngăn vụ nổ thứ hai có thể diễn ra, cần phải tháo nước hồ ở dưới lò phản ứng. Nhưng tầng hầm bị ngập và các van nằm dưới mặt nước.

Sự việc tiếp theo có thể diễn tả một cách như sau: một người lính và hai nhân viên của nhà máy điện mặc vào người bộ đồ bơi, dũng cảm đi vào vùng nước đầy phóng xạ. Mặc dù đèn bị tắt, họ phải mò mẫm trong bóng tối, nhưng họ đã thành công.

Họ biết rằng tầng hầm có mức phóng xạ rất cao, và, các quan chức hứa rằng, nếu họ thiệt mạng, gia đình của họ sẽ được chu cấp đầy đủ mọi thứ. Đó thực sự là một sứ mệnh cảm tử.

Khi họ rời khỏi hồ làm lạnh, những gì tiếp theo chắc hẳn ai cũng biết, họ phải chịu hội chứng nhiễm xạ cấp tính (ARS). Ba người được cho là đã chết chỉ sau đó vài tuần.

Những gì thực sự đã xảy ra

Leatherbarrow đã dành ra 5 năm để nghiên cứu thảm họa. Sách của ông có thể hơn khác một chút so với câu chuyện nêu trên, nhưng không kém phần chân thực, hào hùng.

“Lối vào tầng hầm, mặc dù rất nguy hiểm, nhưng không đến mức như những gì các thuyết âm mưu nêu ra và khiến bạn tưởng tượng theo đó,” ông nói.

'Đội cảm tử' cứu châu Âu khỏi thảm họa hạt nhân ảnh 1

Búp bê sau thảm họa. Ảnh: Business Insider. 

Những người lính cứu hoả đã nhiều lần sử dụng vòi bơm để cố gắng tháo nước từ trong hồ. Và ba người anh hùng - theo Leatherbarrow - đều là những kỹ sư của nhà máy điện Chenorbyl, không hề có bất cứ người lính nào cả. Ca làm việc của họ tình cờ vào đúng lúc bên cứu hỏa hút xong nước trong hầm.

3 người họ không phải là những người đầu tiên bước vào tầng ngầm. Trước đó, đã có những người khác bước vào để đo mức phóng xạ, tuy nhiên, ông Leatherbarrow không bao giờ có thể tìm ra họ là ai, có bao nhiêu người và đưa ra những kết quả gì.

“Tuy vẫn còn một lượng nước ở trong hồ làm mát sau khi các lính cứu hỏa hút nước ra. Mức nước cao đến khoảng đầu gối, nhưng con đường đi vào đã dễ hơn,” ông viết.

“Ba người bước vào tầng hầm, mặc bộ đồ chống thấm, nước nhiễm xạ ngập tới đầu gối họ, trong một hành lang đầy những đường ống và van bí hiểm. Cảnh tượng giống như tìm kim đáy bể”.

Ba kỹ sư e rằng họ không thể tìm đúng cái van cần thiết.

Khi ánh đèn pin chiếu sáng một cái ống, chúng tôi nhẹ cả người”, kỹ sư máy Alexei Ananenko kể trong một cuộc phỏng vấn của báo chí Liên Xô thời đó. “Cái ống sẽ dẫn đến các van”.

Trong bóng tối của căn hầm, lần theo đường ống, họ cảm nhận được đường tới chỗ chiếc van quan trọng. “Chúng tôi có thể nghe thấy nước chảy ào ạt khỏi bể làm mát, và rồi vài phút sau đó chúng tôi đã ở trong vòng tay hoan hô của đồng nghiệp”.

Thực ra, ông Leatherbarrow cho biết, không một ai trong số ba người đó chết vì ARS. Trưởng ca trực qua đời năm 2005 vì đau tim.

Giờ họ đang ở đâu

Ông Leatherbarrow nói rằng một người trong nhóm bộ ba anh hùng đó vẫn còn sống và làm việc trong ngành điện hạt nhân, tuy nhiên ông từ chối đưa ra thông tin cụ thể vì sợ xâm phạm vào quyền riêng tư. Ông Leatherbarrow mất liên lạc với người thứ ba trong nhóm, nhưng chắc chắn rằng ông ấy vẫn còn sống ít nhất cho đến năm 2015.

Có những điểm khác biệt trong báo cáo của các phương tiện truyền thông phương tây và chính phủ Liên Xô, cho rằng phía Liên Xô đã cố gắng bưng bít thông tin về thiệt hại. Tuy nhiên Leatherbarrow cho biết những nguồn tin đáng tin cậy nhất vẫn là các văn bản tiếng Nga, chưa được dịch. Chúng bao gồm lời khai của các quản lý cấp cao của nhà máy, các báo cáo của cơ quan chính phủ và một cuốn sổ của viên kỹ sư bị coi là đã gây ra thảm hoạ. Người này luôn khẳng định rằng mình chỉ là một con tốt thí trong thảm họa.

Mặc dù vậy, ông Leatherbarrow thêm, ba người kỹ sư kia đã liều mạng sống để cứu hàng triệu người khác trong một thảm hoạ nghiêm trọng chưa từng có.

"Họ quyết định đi vào tầng hầm bên dưới lõi lò phản ứng đang nóng chảy, tăm tối, hư hỏng và trút vật liêu phóng xạ xuống đường đi của họ," ông nói.

Những giây phút, những ngày tháng sau vụ nổ, sự dũng cảm của rất nhiều người như ba kỹ sư kia đã đưa họ vào những tình huống mà bình thường không ai có thể tưởng tượng được.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
TPO - Mới đây, hai du khách đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn bất ngờ xảy ra tại Khu bảo tồn Rừng Khỉ thiêng ở Ubud, Bali, Indonesia. Theo thông tin từ ban quản lý khu rừng, nguyên nhân ban đầu của sự cố được cho là một "cơn gió mạnh và bất ngờ" đã làm một cây lớn đổ xuống, gây tai nạn thương tâm.