“Đọc vị” xem ai kia có thật sự quý mến bạn hay chỉ hương hoa: Nhìn mắt biết liền!

HHT - Ánh mắt "giao tiếp" nhiều hơn mức mà chủ nhân muốn - điều đó là sự thật đấy bạn! Và không phải lúc nào chúng ta cũng kiểm soát được những gì mà đôi mắt "tiết lộ".

Các chuyên gia về ngôn ngữ cử chỉ sẽ "bật mí" cho bạn biết cách "đọc" đôi mắt của người khác, để bạn biết rằng họ có thực sự vui khi gặp bạn không, hay họ khó chịu, căng thẳng, hay thậm chí là nói dối…

1. Kích thước của con ngươi

Bạn có thể điều khiển vẻ mặt mình, nhưng con ngươi trong mắt bạn lại có thể kể một câu chuyện khác hẳn. Khi nhìn một người hoặc một vật mà bạn yêu thích thì kích thước con ngươi trong mắt bạn tăng lên. Vậy nếu một người nhìn thấy bạn mà mắt hơi mở to ra một chút, chứng tỏ họ rất vui khi gặp bạn đấy!

“Đọc vị” xem ai kia có thật sự quý mến bạn hay chỉ hương hoa: Nhìn mắt biết liền! ảnh 1

Chúng ta thường hơi mở to mắt khi thấy những gì thú vị, hay ho.

2. Mắt "liếc lung tung"

Một số chuyên gia cho rằng, khi một người ngước nhìn lên rồi nhìn sang bên phải thì có thể là đang nói dối. Nếu họ ngước nhìn lên rồi nhìn sang trái thì khả năng là họ đang nói thật. Tất nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều như thế, nên bạn đừng vội kết luận mà hãy tìm thêm các thông tin khác đã.

3. Chớp mắt liên tục

Bạn có thể phát hiện ra ai đó đang nói dối chỉ "trong một cái chớp mắt"? Có thể đấy. Chúng ta chớp mắt ít hơn trong một số tình huống nhất định (đọc, làm việc với máy tính, mơ mộng…), và nhiều hơn khi bị căng thẳng, khi nói dối... Bạn cứ để ý những người nổi tiếng khi được phỏng vấn, bạn sẽ thấy họ thường chớp mắt nhiều hơn khi trả lời những câu hỏi khó. Nhưng tất nhiên, bạn cũng không thể gọi một người là kẻ nói dối chỉ vì họ chớp mắt nhanh hơn, bởi có thể chỉ là họ đang bị sức ép thôi.

“Đọc vị” xem ai kia có thật sự quý mến bạn hay chỉ hương hoa: Nhìn mắt biết liền! ảnh 2

Hãy chú ý khi ai đó nhìn lên rồi liếc sang bên phải, có thể là họ đang nói dối đó.

4. Dụi mắt

Nếu bạn nhờ ai đó giúp đỡ và họ đồng ý nhưng đồng thời cũng dụi mắt khi trả lời bạn thì có lẽ họ không thoải mái lắm với yêu cầu của bạn đấy. Các chuyên gia ngôn ngữ cử chỉ coi hành động này là tín hiệu cực kỳ chính xác. Những tín hiệu không thoải mái khác còn bao gồm: Che hoặc chắn mắt, hoặc hơi cụp mắt xuống.

5. Nhìn thẳng vào mắt

Một người nhìn thẳng vào mắt bạn cũng không hẳn là đang nói thật. Mà có khi còn ngược lại ấy chứ. Khi một người nói dối, họ còn hay nhìn thẳng vào mắt bạn hơn, để xem bạn có tin lời họ không.

“Đọc vị” xem ai kia có thật sự quý mến bạn hay chỉ hương hoa: Nhìn mắt biết liền! ảnh 3

Nhìn thẳng vào mắt cũng chưa chắc là đang nói thật.

6. Nhíu hẹp mắt lại

Bạn cứ thử đổ tội oan cho ai đó xem và họ có thể sẽ nhíu hẹp mắt lại. Con người thường nhíu hẹp mắt khi có điều gì không vừa ý hoặc khi thấy mình bị oan. Càng khó chịu thì họ càng nhíu hẹp mắt. Nhíu hẹp mắt kèm theo mím môi có thể là dấu hiệu của sự giận dữ, cáu kỉnh. Đó rõ ràng là một phản ứng tiêu cực, nên bạn hãy nghĩ lại xem mình có vừa nói gì khiến họ bực không nhé.

7. Nhướn cong lông mày

Chúng ta nhướn cong lông mày khi chúng ta vui vẻ và hài lòng. Khi một người lại gần bạn, nhướn cong lông mày, hơi mở to mắt và hỏi han bạn thì chứng tỏ họ đang có những cảm xúc tích cực với bạn đấy, hãy vui vẻ trò chuyện với họ nhé!
“Đọc vị” xem ai kia có thật sự quý mến bạn hay chỉ hương hoa: Nhìn mắt biết liền! ảnh 4
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?