Độc tố xâm nhập vào cơ thể bạn bằng cách nào?

Bạn thường nghe độc tố, nhưng chưa rõ độc tố trong cơ thể thực sự là gì? Nghe nhiều về các tác hại của độc tố nên muốn tìm hiểu xem độc tố gây ảnh hưởng như thế nào tới cơ thể? Mối liên quan giữa độc tố tích tụ lâu ngày và các bệnh nan y, như ung thư là như thế nào?

Độc tố là gì?

Độc tố là những chất gây độc hại cho cơ thể. Khi xét về nguồn gốc, có thể phân ra bốn nhóm chính:

Các hóa chất độc hại, như dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong rau củ quả, các loại phẩm màu công nghiệp dùng trái phép trong thực phẩm,…

- Kim loại nặng, như asen, thủy ngân, chì trong các nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, khói xăng xe…

- Độc tố và chất thải của vi khuẩn, vi rút, như các chất độc của kí sinh trùng sốt rét, liên cầu khuẩn tan huyết,…

- Các sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình hấp thụ và chuyển hóa của cơ thể, như các gốc tự do, có thể dẫn tới lão hóa cơ thể và làn da,...

Khi nhiễm một lượng lớn trong thời gian ngắn, các độc tố có thể gây ra ngộ độc cấp tính dẫn tới các triệu chứng nghiêm trọng, để lại hậu quả lâu dài và có thể không hồi phục được, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Vì vậy, bạn không nên chủ quan với các biểu hiện ít nghiêm trọng như đau đầu, mất ngủ, hay cáu giận. Bởi rất có thể đây chính là những biểu hiện của việc các độc tố trong cơ thể tích tụ lâu ngày, chỉ cần một lượng nhỏ độc tố tiếp xúc lâu dài hoàn toàn có thể làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh tật, đặc biệt là các bệnh mãn tính như ung thư, gút, tiểu đường, tim mạch, v.v…

Độc tố có phải chỉ đến từ bên ngoài?

Cần khẳng định một điều rằng các độc tố trong cơ thể không chỉ bắt nguồn từ bên ngoài, mà chính cơ thể chúng ta hàng ngày cũng đang tự tạo ra độc tố. Cụ thể hơn, khi xét về nguồn gốc có thể chia thành hai loại:

-  Ngoại độc tố: là những độc tố xâm nhập vào cơ thể từ môi trường sống: khói xe, ô tô, bụi, khói công nghiệp, thức ăn, nước uống. Chẳng hạn, theo WHO, khói thuốc lá có 40 chất hóa học đã được chứng minh là các chất gây ung thư.

-  Nội độc tố: là những độc tố do cơ thể sản xuất gọi là nội độc tố, bao gồm các sản phẩm của quá trình đồng hóa, điển hình là các gốc tự do có hại; các nội độc tố sinh ra trong ruột bởi các vi khuẩn phân hủy thức ăn, các sản phẩm phụ độc hại từ quá trình phân hủy protein,…

Độc tố gây hại cho cơ thể như thế nào?

Các độc tốc cơ thể có khả năng phá vỡ các cấu trúc sinh học thiết yếu cho các hoạt động của cơ thể như ADN, màng tế bào, và protein. Trường hợp bị nhiễm độc tố nhiều lần hoặc với liều cao các độc tố khác nhau có thể gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính với những biểu hiện như đau đầu, buồn nôn và mệt mỏi. Trường hợp nhiễm độc kéo dài sẽ gây các loại bệnh mãn tính khác nhau, điển hình là ung thư.

Độc tố cơ thể được lưu giữ ở đâu?

Độc tố xâm nhập vào cơ thể qua nhiều đường khác nhau (thở, qua da, ăn uống,…) ngấm vào máu rồi đi vào gan. Các tế bào và mô mỡ thường là nơi chứa các độc tố cơ thể nhiều nhất. Đây là lý do chính giải thích tại sao những người béo thường hay mắc các bệnh nan y mãn tính hơn.

Các độc tố cơ thể gồm hai dạng: dạng hòa tan trong nước và dạng hòa tan trong dầu (chất béo). Độc tố tan trong nước thường dễ dàng được chuyển hóa và bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi và đường hô hấp. Ngược lại, các độc tố tan trong dầu (chất béo) thường được lưu trữ trong các tế bào, mô mỡ là những nơi chúng được bảo vệ từ hệ thống giải độc của cơ thể.

Việc cơ thể lưu trữ dư thừa chất béo, đặc biệt là khi các cơ quan ngập trong mỡ nội tạng có liên quan đến nhiều bệnh mãn tính nan y như tiểu đường, bệnh tim mạch, rối loạn chức năng trao đổi chất, ung thư. Việc có thêm các độc tố cơ thể đưa dến tình trạng thừa cân hoặc béo phì và có thể làm gia tăng những nguy cơ các bệnh đề cập ở trên. Ở những người đã phát sinh bệnh, độc tố cơ thể sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Cơ thể có thể tự đào thải độc tố không?

Cơ thể của chúng ta được trang bị một hệ thống thải độc tự nhiên, bao gồm gan, thận, da, phổi và ruột.

Trong đó, gan chịu trách nhiệm chính trong việc thải độc: lọc các độc tố trong máu, chuyển hóa chúng thành các chất ít độc hơn để đào thải ra khỏi cơ thể qua thận, da, phổi và ruột.

Chỉ mua thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tập thể dục hàng ngày thì có nguy cơ bị nhiễm độc tố không?

Câu trả lời rất tiếc là có. Vì cơ thể của con người ngày nay có nguồn gốc từ hàng triệu năm trước đây và từ đó đến nay hầu như chưa có gì thay đổi. Điều này nghĩa là các cơ quan trong cơ thể của chúng ta ngày nay không khác gì mấy so với tổ tiên của chúng ta ngày trước. Và hệ thống thải độc cũng vậy. Nó được tạo ra hàng triệu năm trước đây, khi mà bầu không khí vẫn còn trong lành, đất đai chưa bị ô nhiễm và thực phẩm chưa nhiễm độc- khác xa bây giờ.

Nhưng trong điều kiện sinh sống hiện nay, hàng ngày, chúng ta dù vô tình hay cố ý đều phải nạp vào cơ thể hàng nghìn loại độc tố khác nhau. Điều này tạo áp lực nặng nền lên hệ thống thải độc của cơ thể – vốn chưa thích nghi được với những thay đổi của xã hội hiện đại, khiến hệ thống này bị quá tải, độc tố không được đào thải ra ngoài sẽ tích tụ trong cơ thể, ở tim, gan, phổi, xương, hệ thống thần kinh… đây chính là nguyên nhân khiến bệnh tật ngày càng gia tăng, đặc biệt là ung thư.

Độc tố xâm nhập vào cơ thể bạn bằng cách nào? ảnh 1

Để hiểu rõ thêm về cách thải độc hiệu quả và chính xác, hãy xem TẠI ĐÂY

Để đặt hàng nhanh nhất, vui lòng click vào TẠI ĐÂY

MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây.