'Đọc ngược' Đắc Nhân Tâm: Sai lầm của câu 'khéo ăn nói sẽ có cả thiên hạ'!

Chúng ta hay nghe câu này: Người khéo ăn nói sẽ có cả thiên hạ. Sự ngộ nhận này trở nên tai hại khi nó chỉ nói được phần "ngọn" của vấn đề mà không nói ra phần "gốc".
'Đọc ngược' Đắc Nhân Tâm: Sai lầm của câu 'khéo ăn nói sẽ có cả thiên hạ'! ảnh 1  

LTSAi đã từng đọc Đắc Nhân Tâm - cuốn sách được First News chú thích trên trang bìa là "hay nhất của mọi thời đại đưa đến hạnh phúc và thành công", hẳn người đó đã có cho mình những chiêm nghiệm nhất định về giá trị của nhiều chân lý mà Dale Carnegie chuyển tải.

Vì sao nhiều điều trong cuốn sách lại xứng tầm chân lý? Đơn giản là vì những điều đó đã được chứng minh đúng trong thực tế: một số người đã áp dụng chuẩn mực các nguyên lý, nguyên tắc đó để đem lại lợi ích vô cùng lớn lao cho cộng đồng, đất nước họ, do vậy được sử sách lưu danh.

Vậy nên, với những ai chưa từng và sẽ đọc Đắc Nhân Tâm, nên chăng hãy dùng một phương pháp đọc ngược với cách thông thường.

Cách thông thường là cầm cuốn sách lên đọc, điều gì "cảm thấy có lý" theo tư duy của mình thì mới làm theo với tâm thế nửa tin nửa ngờ, điều gì "không thấy có lý" theo tư duy thì bỏ qua. Nhưng ít ai để ý, tư duy sẵn có của mỗi người vốn là hệ quả những tri thức, kinh nghiệm họ đã cóp nhặt từ vô vàn loại sách vở, tình huống trong cuộc sống đã trải qua, đúng có nhiều - mà sai cũng vô số.

Hãy thử đọc Đắc Nhân Tâm theo cách mà Chủ tịch Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ viết trong trang đầu tiên của phiên bản sách do Hành trình Từ Trái Tim trao tặng: "Bất kỳ ai cũng có thể Thành Công và Hạnh Phúc nếu thực hành và áp dụng hệ thức Thành Công với Đức tin và Ý chí mạnh mẽ".

Nghĩa là, vì những điều đó đã được chứng minh là chân lý, thì hãy tin và làm theo (thay vì so sánh và nghi ngờ). Thực hành theo tất có kết quả, như những vĩ nhân đã cho thấy họ thành công thế nào. Có kết quả rồi, đức tin được hình thành để bạn tiếp tục có thể áp dụng hệ thức thành công vào trong mọi mặt cuộc sống, chứ không phải chỉ riêng cho việc kiếm tiền. Nhưng hãy luôn nhớ, cần có ý chí mạnh mẽ để kiên trì thực hiện, bạn mới thành công!

* Bài 1: Đừng để rơi vào cảnh phải 1 mất 1 còn như tổng thống Mỹ!
* Bài 2: Ông chủ Nhà Trắng được gọi là thần tượng của những người phục vụ

* Bài 3: Bí mật giúp Franklin Roosevelt thành người duy nhất 4 lần đắc cử tổng thống Mỹ

Bài học thứ năm

BIẾT LẮNG NGHE 

Câu chuyện này xảy ra với Julian Detmer, người sáng lập ra công ty len Detmer - thương hiệu lớn đã từng là nhà phân phối len cho toàn ngành may mặc của nước Mỹ. 

Ông F. J. Detmer kể lại rằng, có một buổi sáng, một vị khác nợ công ty len một số tiền nhỏ. đã bước vào văn phòng của ông với vẻ mặt vô cùng giận giữ. Sau khi nhận được một số thư nhắc nợ, ông đã tới Chicago chỉ để tuyên bố sẽ không thanh toán hoá đơn đó và tuyệt giao với công ty, không mua bất kỳ hàng hoá nào của Detmer nữa. 

Lửa giận phừng phừng hiện lên trên gương mặt vị khách nọ. Cả buổi gặp Detmer, vị khách xa xả chỉ trích công ty len nhưng Detmer luôn kiên nhẫn lắng nghe.

'Đọc ngược' Đắc Nhân Tâm: Sai lầm của câu 'khéo ăn nói sẽ có cả thiên hạ'! ảnh 2  

"Thật ra cũng có mấy lần tôi chực ngắt lời nhưng đã kịp giữ miệng vì hiểu rằng như thế là không hay. Tôi để cho ông mặc sức xả nhiệt. 

Cuối cùng khi ông bình tỉnh lại, tôi nói: xin cám ơn ông đã chịu khó đến đây và cho tôi biết chuyện này. Ông đã giúp tôi một việc lớn bởi vì nếu bộ phận kế toán của chúng tôi đã để xảy ra việc này với ông thì cũng có thể như vậy với những quý khách hàng khác. Vậy thì quá tệ! Hãy tin tôi! Nếu ông nóng lòng bảy tỏ chuyện này thì tôi còn nóng lòng muốn nghe hơn nữa", F. J. Detmer nói.

Và bạn có đoán được điều gì đã xảy ra? Vị khách nọ sau khi chứng kiến sự điềm tĩnh của Detmer đã rất bất ngờ. Ông ta thậm chí còn thất vọng vì đã lặn lội đến tận Chicago trút giận nhưng ở đây thì Detmer lại cám ơn chứ không hề tranh cải gì với ông. 

Hơn nữa, Detmer sẵn sàng nhận lỗi về mình, cam đoan sẽ xem lại và xoá bỏ khoản tiền nợ đó. Ông nói thêm là do nhân viên của mình phải tính toán đến hàng ngàn sổ sách nên dễ mắc sai lầm cũng như tin rằng, nếu ở vào địa vị của khách, ông cũng sẽ hành xử như vậy. 

'Đọc ngược' Đắc Nhân Tâm: Sai lầm của câu 'khéo ăn nói sẽ có cả thiên hạ'! ảnh 3  

Đáng nói hơn, khi nghe khách hàng tuyên bố không mua hàng của công ty nữa, Detmer không cố tìm cách thuyết phục vị khách của mình. Thay vào đó, ông lịch sự giới thiệu cho khách một vài nhà bán len khác đáng tin cậy trong vùng để ông có thể giao dịch. 

Cuối cùng, Detmet mời vị khách đi ăn trưa vì như thường lệ, mỗi lần vị khách đến Chicago đều có hẹn đi ăn trưa với chủ công ty len. 

Và rồi điều gì đến cuối cùng cũng sẽ phải đến, sự lịch thiệp, thoải mái và tôn trọng khách hàng của Detmer đã được đền đáp bằng một món quà rất tuyệt vời. Vị khách nọ chẳng những không tuyệt giao với công ty mà sau khi đi ăn trưa trở về, ông ấy đã đặt một đơn hàng còn lớn hơn tất cả các đơn hàng từ trước đến nay. 

"Trở về nhà, vì cũng muốn tỏ ra biết điều với chúng tôi như chúng tôi đã biết điều với ông, ông kiểm tra lại các hoá đơn bán hàng một lần nữa và khi tìm thấy một tờ đã bị bỏ sót, ông đã gửi cho chúng tôi một tờ check với những lời xin lỗi", Dettmer kể lại.

Sau đó, khi vợ ông sinh con trai, vị khách đã đặt cho thằng bé tên lót là Detmer. Ông vẫn là bạn với Detmer và là khách hàng của công ty len cho đến khi qua đời vào 22 năm sau đó. Bí mật đã giúp Detmet níu giữ được khách hàng trọn đời chính là nghệ thuật đắc nhân tâm với việc áp dụng triệt để nguyên tắc lắng nghe người khác nói.

   Dale Carnegie chỉ ra rằng, con người ta ai cũng đều quan tâm đến chính họ. Vì thế, trong giao tiếp, cách tốt nhất để trở thành người khéo léo là hãy nói ít đi nhưng hãy nhìn và lắng nghe nhiều hơn.  

Christina Rossetti - thi sĩ người Anh đã nói rằng: "Mọi người thường không quan tâm đến bạn hay công việc của bạn cho đến khi họ biết rằng bạn quan tâm thật sự đến những vấn đề của họ". Trong khi đó, tác giả Baba Ram Dass cũng tin là: "Sự im lặng du dương hơn bất cứ bản nhạc nào/ Càng trong tĩnh lặng, càng nghe được nhiều".

Đọc sách Đắc nhân tâm là học cách làm người có đạo đức. Trên đời này, không có đạo đức thì không thể làm được việc gì thậm chí chỉ biết làm khổ người khác. Đạo đức là cái cốt lõi bên trong để tỏa ra bên ngoài, tạo nên con người có văn hóa, giàu năng lực hành động và tình thương yêu - TS Lê Doãn Hợp - Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông.

Chúng ta hay nghe câu này: Người khéo ăn nói sẽ có cả thiên hạ. Sự ngộ nhận này trở nên tai hại khi nó chỉ nói được phần "ngọn" của vấn đề mà không nói ra phần "gốc": Gốc phải là từ tâm, có tấm lòng chân thành thì lời nói mới có sức lay động lòng người. Mà một người có tấm lòng chân thành, thì bao giờ họ cũng lắng nghe thấu đáo, để biết người đối diện cần gì, để nói điều tốt cho người đối diện, chứ không phải nói cốt lợi cho mình. 

Thế nên, khả năng thuyết phục nhân tâm bằng lời nói và khả năng biết lắng nghe như hai mặt của một vấn đề, nghe là "gốc" và nói là "ngọn". 

Vậy thì hãy bắt đầu giao tiếp bằng cách hỏi những câu mà người khác thích trả lời. Khuyến khích họ nói về chính họ và thành tích của họ. Bởi vì sự cảm thông, chia sẻ mạnh hơn lời nói. 

Niềm vui từ sự chia sẻ cùng với sự chân thành sẽ là chất keo bền vững nuôi dưỡng mối quan hệ và giúp bạn đạt được những điều mình mong đợi trong bất cứ mối quan hệ nào.

'Đọc ngược' Đắc Nhân Tâm: Sai lầm của câu 'khéo ăn nói sẽ có cả thiên hạ'! ảnh 4  

Nội dung loạt bài 'ĐỌC NGƯỢC' ĐẮC NHÂN TÂM được rút ra từ sách Đắc Nhân Tâm của các tác giả Dale Carnegie, cùng một số tài liệu tham khảo khác. Đây là 1 trong 5 cuốn sách quý Nền tảng đổi đời được Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tự tay tuyển chọn, viết thư ngỏ, với mong mỏi sách sẽ đến tay tất cả các bạn trẻ và nhân dân cả nước, để hun đúc nền dân khí quốc gia, khát vọng cùng xây dựng đất nước hùng cường.

'Đọc ngược' Đắc Nhân Tâm: Sai lầm của câu 'khéo ăn nói sẽ có cả thiên hạ'! ảnh 5  
'Đọc ngược' Đắc Nhân Tâm: Sai lầm của câu 'khéo ăn nói sẽ có cả thiên hạ'! ảnh 6
MỚI - NÓNG