Độc đáo 'Pẩy Tại' báo hiếu mẹ cha

Gia đình chị Bảy làm bánh chuẩn bị đi Pẩy Tại
Gia đình chị Bảy làm bánh chuẩn bị đi Pẩy Tại
TP - Ngày tết và rằm tháng 7 của người dân tộc Tày, Nùng được gọi là Pây Tái hay Pẩy Tại. Những ngày này con gái, con rể phải thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị đồ lễ gồm rượu, gà, vịt và các loại bánh qua thăm nhà ngoại để thể hiện sự báo hiếu, lòng kính trọng với bố mẹ.

Những ngày trung tuần tháng 7 âm lịch vừa qua, gia đình chị Nông Thị Bảy (dân tộc Nùng), ở ấp Đồng Bia, xã Tân Lợi, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước cũng như các gia đình khác của dân tộc mình lại gác công việc nương rẫy để chuẩn bị cho lễ Pẩy Tại với đầy đủ sính lễ.

“Đồ lễ gồm nhiều loại bánh trái, nhưng với ngày tết thì không thể thiếu rượu và gà.  Còn ngày rằm tháng 7 không thể thiếu rượu và vịt sống”- chị kể. 

Lễ Pẩy Tại năm nay, vợ chồng chị chuẩn bị rượu nếp và một cặp vịt, bánh Pẻng Đăm... Pẻng Đăm là một loại bánh giống bánh ít nhưng được làm công phu hơn. Tất cả nguyên liệu làm bánh đều do người Nùng tự trồng. Gạo nếp trên nương, lá gai nhà nào cũng có. “Ngày Tết thì bánh chưng, bánh dày và bánh khảo, còn ngày rằm tháng 7 thì bánh Pẻng Đăm.

Bà Long Thị Péc (mẹ chị Bay) cho biết, lễ Pẩy Tại của người Nùng là truyền thống ông cha để lại. Đây là ngày để con gái sau khi được nuôi lớn, đi lấy chồng trở về báo hiếu bố mẹ, còn con rể cảm ơn nhà ngoại sinh thành, nuôi dưỡng người vợ của mình. Theo bà Péc, thường thì đi lễ cần sử dụng rượu nếp và bánh Pẻng Đăm làm từ nếp. Tuy nhiên, gạo nếp thường khó trồng bởi mùi thơm của nếp thu hút nhiều sâu bọ đến phá hoại. Vì vậy, những gia đình không có rượu nếp có thể thay bằng rượu gạo, nhà nào nghèo không có tiền mua gạo nếp về làm Pẻng Đăm có thể pha trộn bột ngô để làm bánh với tỉ lệ 4 gạo - 6 ngô.

Người Tày, Nùng đi Pẩy Tại vào ngày mùng 2 tết âm lịch và 14-15/7 âm lịch. Đến những ngày này, vợ chồng con cái phải dậy từ rất sớm để chuẩn bị. “Nhà nào ở xa thì phải dậy rất sớm đi để qua nhà ngoại làm thịt gà, vịt, chuẩn bị đồ cúng tổ tiên cho kịp bữa trưa”,  bà Péc cho biết.

Với người Tày, Nùng những ngày thường có thể mặc trang phục thế nào cũng được. Tuy nhiên, vào ngày Pẩy Tại, khi cúng ông bà tổ tiên, các thành viên trong gia đình phải mặc quần áo chàm, là bộ đồ đặc trưng của dân tộc mình.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.