Doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số trong bối cảnh dịch COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
COVID-19 thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chuyển đổ số, tối ưu mô hình kinh doanh để thích nghi với bối cảnh phát triển mới. 

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng từ Covid-19

Dịch Covid-19 đang ngày càng diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) dựa trên 10.000 doanh nghiệp trên toàn quốc -Covid-19 tác động tiêu cực đến hơn 87%, trong đó SME – chiếm đến 98% tổng số doanh nghiệp là đối tượng chịu nhiều thiệt hại nhất do những hạn chế về nguồn vốn, nhân lực và thị trường.

Trong đợt tái dịch lần thứ 4, các hoạt động sản xuất, cung ứng và lưu chuyển thương mại, tiêu thụ sản phẩm đều bị gián đoạn. Ước tính của Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM cho thấy đa số các doanh nghiệp giảm từ 50% đến 90% doanh thu so với thời điểm trước dịch; nhiều SME phải thu hẹp hoặc tạm dừng sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh 1

Doanh nghiệp SME gặp nhiều tác động tiêu cực trong đợt tái bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4

Trước tình hình đó, doanh nghiệp buộc phải tìm kiếm các giải pháp mới linh hoạt, ứng dụng công nghệ để chuyển đổi mô hình kinh doanh thích ứng với điều kiện hiện tại, khắc phục khó khăn. Có thể nói, Covid-19 là thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội để SME đẩy nhanh quá trình số hoá trong doanh nghiệp, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật số đáp ứng yêu cầu chuyển đổi. Cùng với đó, doanh nghiệp cần phát triển sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu mới của thị trường trong dịch; kết nối chặt chẽ với đối tác, nâng cao năng lực đổi mới và sức cạnh tranh trên thị trường.

Thực tế cho thấy, trước khi dịch Covid-19 bùng phát, phần lớn doanh nghiệp SME chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số và thường ưu tiên cho các mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn. Bên cạnh đó, một số SME thực hiện chuyển đổi theo từng giai đoạn hoặc bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp bằng cách số hoá từng bộ phận, hình thức làm việc, cách thức quản lý và bán hàng…tuỳ theo quy mô và khả năng tài chính của doanh nghiệp. Hầu hết các giải pháp chuyển đổi số được SME áp dụng dưới dạng điện toán đám mây để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả làm việc

Hiện nay, doanh nghiệp SME coi chuyển đổi số là cấp thiết và sẵn sàng cho hướng đi mới phù hợp với tình hình đại dịch. Tuy nhiên, để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, SME gặp không ít những trở ngại trong việc tiếp cận thông tin, chi phí đầu tư hay hạn chế về nhân lực có kiến thức công nghệ. Điều này đòi hỏi sự hỗ trợ đồng hành không chỉ của chính quyền mà còn của các đối tác, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.

Giải pháp phục hồi cho doanh nghiệp SME

Đồng hành cùng SME, không ít các tổ chức và doanh nghiệp đưa ra giải pháp giúp SME khắc phục khó khăn mùa dịch, nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh. Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phổi hợp với Dự án USAID LinksSME đã đưa ra tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhằm cung cấp kiến thức, đưa ra lộ trình và giải pháp Bên cạnh đó, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng và tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 262 nghìn khách hàng doanh nghiệp, miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 663 nghìn khách hàng và áp dụng vay mới với lãi suất ưu đãi đối với 456,6 nghìn khách hàng. Các ngân hàng cũng chủ động triển khai nhiều giải pháp tài chính và phi tài chính cùng doanh nghiệp SME thực hiện mục tiêu vừa phòng chống, dịch, vừa phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh,

Trong nhiều năm qua, phát triển cộng đồng SME là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank). Song song với việc liên tục ra mắt các giải pháp tài chính đáp ứng nhu cầu đa dạng của SME, MBBank còn đẩy mạnh các hoạt động tăng cường kết nối, tương tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp qua chương trình SME Care - Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số. SME Care được xây dựng trên cơ sở phân tích dữ liệu và thấu hiểu nhu cầu khách hàng, tập trung vào 4 yếu tố chính: (1) Cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói chuyên biệt với ưu đãi đặc biệt cho từng nhóm doanh nghiệp trong lĩnh vực khác nhau; (2) Cung cấp giải pháp quảng cáo đa kênh miễn phí giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng trên toàn quốc; (3) Phát triển diễn đàn kết nối doanh nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm và thành công trong kinh doanh; (4) Triển khai đào tạo với nhiều hình thức mới lạ, hấp dẫn bao gồm: Biz Forum - diễn đàn doanh nghiệp, Biz Talk - cà phê doanh nhân, Biz Class - lớp học doanh nhân, Biz Smart - cuộc thi ý tưởng sáng tạo kinh doanh của các SME/Start Up.

Đặc biệt trong thời điểm dịch Covid có những tác động không nhỏ tới doanh nghiệp, ngân hàng này đã kịp thời triển khai các chương trình đồng hành như tổ chức khoá đào tạo online cho SME, chương trình “You stay, We care” nhằm chia sẻ khó khăn của SME trong thời gian giãn cách xã hội và hỗ trợ chi phí giao nhận của doanh nghiệp qua Grab Express…

Doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh 2

“You stay, We care” là chương trình hỗ trợ thiết thực dành cho SME trong thời gian giãn cách xã hội

Bên cạnh đó, ứng dụng Biz MBBank được đánh giá là một trong những nền tảng kết nối doanh nghiệp vượt trội, thúc đẩy SME chuyển đổi ứng dụng giải pháp kỹ thuật số trong vận hành và kinh doanh. Các tính năng như quản lý dòng tiền, quản lý chuỗi cung ứng, thanh toán, trả lương nhân viên…của doanh nghiệp đều được tích hợp trên nền tảng số thông minh này. Đặc biệt mới đây, ngân hàng này tiếp tục tối ưu quy trình cho vay đối với doanh nghiệp SME trên ứng dụng Biz MBBank thông qua tính năng giải ngân nhanh chóng sau 30 giây, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng, an toàn và hiệu quả trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp như hiện nay.

Năm 2020, nền tảng số Biz MBBank được vinh dự nhận danh hiệu “Sao Khuê 2020” cho sản phẩm tiêu biểu của ngành phần mềm, dịch vụ CNTT Việt Nam. Thông qua Biz MBBank nói riêng và các giải pháp dành cho SME nói chung để khẳng định những nỗ lực của MBBank trong việc đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp SME thực hiện chuyển đổi số và nâng cao năng lực kinh doanh.

Với chiến lược trở thành “Ngân hàng thuận tiện nhất với cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ” trong năm 2021, MBBank cho thấy rằng cộng đồng SME tiếp tục là ưu tiên của ngân hàng trong thời gian tới. Là ngân hàng tiên phong về chuyển đổi số, MBBank sẽ tiếp tực triển khai các giải pháp thiết thực, tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó thúc đẩy SME nâng cao năng lực phục hồi, mở rộng và phát triển kinh doanh trong và sau đại dịch

MỚI - NÓNG