Doanh nghiệp Việt nội địa hóa xe đạp điện

Doanh nghiệp Việt nội địa hóa xe đạp điện
TPO - Trong bối cảnh giá xăng tăng cao, yêu cầu của các cơ quan quản lý môi trường đối với phương tiện tham gia giao thông ngày càng khắt khe, thì xe đạp điện trở thành lựa chọn tối ưu cho người tiêu dùng.

Doanh nghiệp Việt nội địa hóa xe đạp điện

> Đừng để tái diễn ‘cơn lốc xe Trung Quốc’
> Lo ngại xe đạp điện nhập lậu

TPO - Trong bối cảnh giá xăng tăng cao, yêu cầu của các cơ quan quản lý môi trường đối với phương tiện tham gia giao thông ngày càng khắt khe, thì xe đạp điện trở thành lựa chọn tối ưu cho người tiêu dùng.

Doanh nghiệp Việt nội địa hóa xe đạp điện ảnh 1

Phân khúc thị trường

Khảo sát một số đại lý phân phối xe đạp điện tại Hà Nội, được biết xe chạy bằng ắc quy có giá khoảng 8-12 triệu đồng, xe chạy bằng pin khoảng 10-19 triệu đồng. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây khách hàng thường ưa chuộng các loại xe chạy bằng pin, dù đắt hơn nhưng lại có thời gian chạy lâu hơn. Đối tượng chính là học sinh, dân công sở và người cao tuổi.

Chủ một đại lý xe đạp điện trên đường Tôn Đức Thắng (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết một ngày đại lý bán từ 3-5 xe/1 ngày, tăng gần gấp đôi doanh thu cùng kỳ năm ngoái.

Xe đạp điện chạy ắc quy có thời gian sạc bình từ 4-8 giờ và có thể chạy được 40-50km tùy vào địa hình. Xe đạp điện thường được bảo hành từ 6-12 tháng, có hãng bảo hành lên tới 3 năm.

Với một loạt những ưu điểm như, giá thành thấp hơn so với xe chạy xăng; năng lượng tiêu thụ thân thiện với môi trường không độc hại; chi phí tính trên 1km đường đi chỉ bằng 1/10 so với xe chạy xăng; độ bền của xe đạp điện xe máy điện tương đương với các dòng xe chạy xăng: 8-10 năm, đặt trong bối cảnh giá xăng liên tục tăng, cùng với đó là yêu cầu của các cơ quan quản lý môi trường đối với phương tiện tham gia giao thông ngày càng khắt khe, thì sức mua sản phẩm này dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.

Doanh nghiệp Việt nội địa hóa xe đạp điện ảnh 2

Nội địa hóa xe đạp điện

Ngày 14/11/2013, tại Khách sạn Mường Thanh, TP Lạng Sơn, Công ty TNHH xe đạp điện Đào Khôi đã tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2013 với sự tham gia của đại diện 200 đại lý, khách hàng của công ty trên khắp cả nước và đại diện từ Lào và Campuchia, cùng đại diện các cơ sở, ban ngành tỉnh Lạng sơn. Đây là hội nghị khách hàng được tổ chức quy mô và lớn nhất từ trước đến nay của công ty.

Theo thống kê của các đại lý, các dòng sản phẩm xe đạp điện đang được người tiêu dùng ưa chuộng chủ yếu được gắn mác của những hãng lớn có uy tín như Honda, Yamaha, Bridgestone, Giant, Asama, Geoby,... hầu hết là xe liên doanh được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản, hoặc Trung Quốc cap cấp.

Tuy nhiên, tỷ trọng vật liệu của dòng sản này tới đây sẽ có những sự thay đổi đáng kể theo hướng nội địa hóa mạnh mẽ. Đi đầu trong tham vọng này là Công ty TNHH xe đạp điện Đào Khôi, một trong những đơn vị đầu tiên hợp tác với Bridgestone để lắp ráp dòng xe mang thương hiệu Bridgestone – Nhật Bản tại Việt Nam.

Đại diện công ty này cho biết, đón đầu xu hướng hạn chế từng phần xe máy tại các đô thị lớn, doanh nghiệp bắt đầu sản xuất và tăng tỷ lệ nội địa hóa xe đạp, xe máy điện trong nước. Trước đây 80% xe đạp điện của Công ty Đào Khôi (thương hiệu Dhbike) là nhập khẩu nguyên chiếc, 20% lắp ráp trong nước. Tuy nhiên, kể từ khi công ty xây dựng nhà máy, tỷ lệ này đã thay đổi và hiện tại tỷ lệ nội địa hóa của Dkbike là 55%. Số lượng xe đạp, xe máy điện được sản xuất, lắp ráp trong nước cũng được nâng lên.

Hiện DKbike đã liên kết với một số cơ sở sản xuất ở Nam Định, đặt hàng gia công khung xe, đang tìm cơ sở làm phần nhựa trong nước. Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng đề nghị sản xuất phần chi tiết điện cho xe DKbike. Công ty cũng đã tìm đến công ty Điện cơ 91 – Bộ Quốc phòng để tìm hướng hợp tác sản xuất phần chi tiết điện.

“Phần quan trọng nhất của chiếc xe đạp điện là ắc quy, hiện Đào Khôi đang liên hệ với các nhà sản xuất trong nước như Ắc Quy Đồng Nai để sử dụng nguồn hàng. Nếu việc này thành công, chiếc xe đạp điện mang thương hiệu Đào Khôi sẽ nội địa hóa được gần 100%”, đại diện DKbike chia sẻ.

Đáng chú ý, sau khi giảm đáng thuế nhập khẩu sau khi tiến hành nội địa hóa sản phẩm, bên cạnh giá xe có ưu thế hơn so với giá xe nhập ngoại, chất lượng sản phẩm và các dịch vụ bảo hành, bảo trì của DBbike cũng được đảm bảo và chiếm ưu thế hơn.

“Trải qua 5 năm phát triển từ một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại và vận tải, Công ty TNHH xe đạp điện Đào Khôi ngày nay đã và đang chuyển mình đi chuyên sâu vào lĩnh vực sản xuất lắp ráp xe đạp, xe máy điện, ô tô tiện với mục tiêu mang đến cho người tiêu dùng trong và ngoài nước những dòng sản phẩm Việt Nam chất lượng cao mang thương hiệu DKbike – Phương tiện sạch cho môi trường xanh”, đại diện Công ty nói.

Hiện tại DKbike xây dựng hoàn thiện 1 phân xưởng riêng với diện tích 1000m2 để chuyên lắp ráp dòng xe Bridgestone với công xuất 2000 xe/tháng cung cấp cho các khách hàng tiêu dùng cao cấp ở thị trường Việt Nam.

Ngoài ra, tới thời điểm hiện tại, DKbike đã cho ra đời 6 loại xe đạp điện, 9 loại xe máy điện mang thương hiệu Dkbike. Các sản phẩm của Công ty bước đầu thâm nhập vào thị trường và được sự phân phối bởi hơn 200 đại lý trên toàn quốc. Đặc biệt trong năm qua, Công ty đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường Lào, Campuchia, đánh dấu bước ngoặt lớn trong việc phát triển thị trường xuất khẩu ra nước ngoài.

Sơn Nguyễn

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.