Đà Nẵng:

Doanh nghiệp nợ bảo hiểm kéo dài sẽ bị chuyển cơ quan điều tra

Doanh nghiệp nợ bảo hiểm kéo dài sẽ bị chuyển cơ quan điều tra
TPO - Ngày 20/9, UBND TP Đà Nẵng cho biết, vừa có văn bản đề nghị Liên đoàn Lao động thành phố theo dõi việc người lao động bị nợ lương, nợ Bảo hiểm xã hội (BHXH) trong các doanh nghiệp để báo cáo cơ quan chức năng có giải pháp xử lý kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Cùng với đó, UBND thành phố Đà Nẵng cũng giao nhiệm vụ cho Sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp Liên đoàn Lao động (LĐLĐ)thành phố, Công đoàn các KCN và Chế xuất Đà Nẵng, BQL các KCN và Chế xuất Đà Nẵng và BQL Khu Công nghệ cao rà soát, thanh tra tình hình chấp hành pháp luật lao động, không để xảy ra tình trạng nợ lương của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, yêu cầu thực hiện trong tháng 9. Đồng thời, trên cơ sở báo cáo của LĐLĐ thành phố, Sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tiến hành thanh tra các doanh nghiệp nợ lương người lao động, yêu cầu thực hiện trong tháng 10.

Ngoài ra, UBND thành phố Đà Nẵng cũng đồng thời đề nghị BHXH thành phố chủ trì, phối hợp với Sở LĐ-TB&XH, Liên đoàn Lao động thành phố, Công đoàn các KCN và Chế xuất Đà Nẵng, BQL các KCN và Chế xuất Đà Nẵng, BQL Khu Công nghệ cao thanh tra tình hình chấp hành pháp luật về BHXH của các doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp nợ BHXH trong các khu công nghiệp, không để xảy ra tình trạng nợ BHXH kéo dài. Các doanh nghiệp nợ BHXH nếu đủ cơ sở pháp lý thì chuyển cho cơ quan điều tra xử lý theo quy định pháp luật và báo cáo về UBND thành phố trong tháng 10/2018.

Doanh nghiệp nợ bảo hiểm kéo dài sẽ bị chuyển cơ quan điều tra ảnh 1

Danh sách một số đơ vị nợ BHXH kéo dài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Ảnh : Nguyễn Thành

Như Tiền Phong đã đưa tin, ngày 14/9 vừa qua, tại buổi làm việc với Liên đoàn Lao động thành phố, ông Trương Quang Nghĩa - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đề nghị LĐLĐ phối hợp chặt chẽ với các khu công nghiệp, các cơ quan chuyên môn để thường xuyên phối hợp và theo dõi việc đóng BHXH cho người lao động. Việc này không chỉ của riêng BHXH thành phố lo. Tránh trường hợp như thời gian qua, có doanh nghiệp nước ngoài nợ BHXH, chủ doanh nghiệp bỏ về nước rồi mới đề nghị công an cửa khẩu có chế tài.

Ông Nghĩa cho biết, nếu không thu được nợ BHXH thì ngân sách nhà nước sẽ phải chi. Do đó, nợ BHXH sẽ trở thành nợ xấu. Tuy nhiên, hiện nay cách tính nợ xấu không tính nợ BHXH. Bộ tài chính cũng đang cố né tránh chuyện này vì sợ cộng nợ BHXH vào nợ trần tăng, tỷ lệ nợ xấu sẽ cao.

“Tại sao nợ xấu của chúng ta không tính cả nợ BHXH?”  ông Nghĩa đặt câu hỏi. “Nợ xấu không thể  tính nợ BHXH ra ngoài. Kiểu gì nhà nước cũng phải chi” ông Nghĩa cho biết và nhắc nhở LĐLĐ thành phố, cơ quan ban ngành phải có trách nhiệm không chỉ với công nhân, người lao động, mà còn là trách nhiệm với nhà nước. Do đó cần xây dựng cơ chế kiểm soát tốt BHXH.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.