Doanh nghiệp khát lao động, sinh viên vẫn thất nghiệp, tại sao?

Theo con số mà Bộ Lao động Thương binh & Xã hội công bố tháng 12/2015, 20% cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam cũng như nước ngoài lại đang khát nguồn lao động. Vậy tại sao con số thất nghiệp ngày càng tăng lên, đó chính là mâu thuẫn giữa Doanh nghiệp với lực lượng lao động trẻ.

Cái doanh nghiệp cần thì không có!

Những lý thuyết suông, thiếu kỹ năng mềm, không có những hoạch định cho tương lai… Đó là những câu trả lời mà tôi nhận được từ các bạn sinh viên đang vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường đại học. Dù đã xác định mục đích chính khi vào giảng đường đại học là có một nghề nghiệp ổn định trong tương lai, xem tấm bằng đại học như một giấy thông hành khi đặt chân ra ngoài xã hội để có thể tìm kiếm cho mình một nghề nghiệp ổn định, tiền lương cao nhưng thực tế thì sao?

Các bạn sinh viên không đủ tự tin vào khối kiến thức đã học ở môi trường đại học, nắm một cách đại khái, mờ nhạt để rồi đến khi không được nhà tuyển dụng lựa chon lại quay sang đỗ lỗi cho nền giáo dục chú trọng lý thuyết mà ít thực hành, những bài giảng dài lê thê trên giảng đường để rồi bao lớp sinh viên nằm rạp trên bàn để ngủ…. thất nghiệp!

Doanh nghiệp khát lao động, sinh viên vẫn thất nghiệp, tại sao? ảnh 1

Biểu đồ thống kê quý ba năm 2015 cho thấy số lao động trình độ đại học thất nghiệp nhiều hơn hẳn các trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp. Đơn vị tính: Nghìn người.  Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Rất lo lắng cho tình trạng ra trường mà không có việc làm, bạn Nguyễn Ngọc Lan ( Đại học Tài chính-Marketing) cho biết: “sang năm là mình ra trường nhưng với tình trạng như hiện nay thì việc thất nghiệp là chuyện khó tránh khỏi, không biết xin việc ở đâu cũng như những cái doanh nghiệp cần mình không, có thể sẽ bị loại ngay từ vòng đầu cho xem. Trừ phi mình có thân thế hay ít nhất phải có tiền thì may ra mới có việc làm, nhưng vốn sinh ra là dân nhà nông thì thân thế không có, tiền bạc cũng không nên cũng chẳng biết phải xoay sở ra sao hết, chắc phải kiếm các công việc tại các quán café, quán ăn rồi làm từ từ lên.”

Nền giáo dục Việt nam tuy chưa phát triển như các nước nhưng không phải vì thế mà đỗ lỗi cho việc thất nghiệp mà hãy xem ở các thời kỳ phong kiến cách giảng dạy lạc hâu nhưng vẫn có những người trạng nguyên, những người giỏi như Cao Bá Quát, Lương thế Vinh hay đơn cử là chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại của dân tộc cũng giỏi ở nhiều lĩnh vực và biết nhiều thứ tiếng khác nhau nhờ quá trình tự mày mò học hỏi. Cái chính dẫn đến tình trạng thất nghiệp là lỗ hỏng kiến thức cũng như chưa nuôi dưỡng lý tưởng của bản thân rõ ràng .

Con đường đi từ sách vở đến thực tế là những chuyện hoàn toàn khác nhau, sách vở chỉ là nền tảng cho ta thêm vững bước tiến vào xã hội nên không ít người bỡ ngỡ. Những công việc tốt thì đòi hỏi phải có kinh nghiệm, nhưng sinh viên mới ra trường lấy đâu ra kinh nghiệm để mà đáp ứng. Chính vì vậy, bãn lĩnh của một người nêu không đủ mạnh thì sẽ dễ dàng chấp nhận làm những công việc trái ngành hay tin vào cái gọi là “may rủi”.

Sự thụ động trong việc học tập không tìm hiểu kiến thức chuyên ngành mà cả trong những kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp cũng đã trở nên một vấn đề dẫn đến sinh viên thất nghiệp ngày càng tăng trong khi nhà tuyển dụng lại đang rất cần những yếu tố đó vì kiến thức họ có thể sẽ giúp bạn bù đắp nhưng kỹ năng thì không. Tâm lý đám đông: cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ ngày nay “rẻ như bèo” thất nghiệp dài cổ và các bạn sắp ra trường cũng không nằm ngoài số đó, thiếu sự dấn thân, sự bản lĩnh đối với công việc hay có nhiều bạn dù đã có công việc mình thích nhưng chê đồng lương bèo bọt mà cũng bỏ việc trở thành người thất nghiệp.

Doanh nghiệp cần gì?

Theo thầy Nguyễn Đăng Lý, Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề Kỹ thuật công nghệ TP Hồ Chí Minh, hiện xã hội vẫn còn tâm lý trọng bằng cấp. Hầu hết phụ huynh và học sinh đều nghĩ rằng sau khi tốt nghiệp THPT sẽ thi vào một trường ĐH nào đó, nhiều người tìm mọi cách cho con em mình vào học trong các trường ĐH, mà không tìm hiểu rõ các trường ĐH đó chất lượng đào tạo ra sao, có phù hợp với sở trường con em của mình hay không? 

Việt Nam là nước có nguồn lao động trẻ dồi dào, nhưng lạị chưa phát huy được sức mạnh cũng như nguồn lực đó. Doanh nghiệp thì đang thiếu lao động, cần nguồn lao động trong khi đó những tấm bằng ĐH mà sinh viên đang cầm trên tay lại không đáp ứng được nhu cầu của DN. 

Cái mà doanh nghiệp cần là là những người giỏi nghề, kỹ năng mềm cũng như giỏi kỹ năng nghề nghiệp chứ không phải tấm bằng đại học trên tay mà không làm được việc gì cả. Vì vậy sẽ dẫn đến mâu thuẫn cử nhân ra trường không tìm được việc làm, còn doanh nghiệp thì không tuyển dụng được lao động. Đa số các sinh viên ra trường khi được doanh nghiệp chon thường không có kỹ năng nên phải được đào tạo lại từ đầu. Một số công việc chỉ cần sinh trung cấp cao đẳng cũng là làm được và luôn gắn bó lâu dài so với những người có trình độ đại học do họ cho rằng mức lương không phù hợp với tấm bằng ĐH của họ.

Bên cạnh các Doanh nghiệp Việt Nam thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta cũng đang rất khát nguồn lao động có tay nghề, chất lượng cao. Trong khi đó, tỷ lệ lao động có chất lượng của chúng ta lại quá ít, không đủ để đáp ứng cho nhu cầu của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc quan tâm đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề vô cùng quan trọng hiện nay.

Doanh nghiệp khát lao động, sinh viên vẫn thất nghiệp, tại sao? ảnh 2

Sinh viên vất vả chuẩn bị hồ sơ xin việc để rải nhiều công ty.

Điều đó đặt ra một câu hỏi lớn: Vậy ta có cần trình độ hay nghề chuyên môn? Câu hỏi này vẫn còn gây tranh cãi lớn nhưng có thể thấy rằng nguồn lao động có nghề chuyên môn của nước ta hiện nay đang còn rất thấp, trong khi đó DN luôn đòi hỏi lao động phải có chuyên môn liên tục tăng. Tình trạng thất nghiệp là điều không tránh khỏi nếu các bạn trẻ không định hướng được cho mình đâu là nhu cầu thực tế của xã hội và mình cần chuẩn bị gì cho nhu cầu đó. Bây giờ, các bạn xác định lại nhu cầu đầu ra của mình chứ không còn xác định xuất phát điểm.

Trung tâm đào tạo Quốc tế Kent, thuộc Trường Cao đẳng Quốc Tế Kent (KIC) đã có mặt tại Việt Nam năm 2000. Trung tâm tự hào có trên 15 năm kinh nghiệm và dẫn đầu về đào tạo các khóa thiết kế (Kent Design) Tính đến nay, Trung tâm Kent đã có hơn 20.000 học viên đã theo học các khóa thiết kế..

Thế mạnh của Trung tâm Kent là đào tạo các khóa thiết kế về Đồ họa, Nội thất, Thời trang, Nhiếp ảnh - Biên tập phim, Thiết kế phim hoạt hình/ quảng cáo 3D, 4D, Motion graphic… đặc biệt là các khóa học truyền thông ứng dụng như Digital Marketing ứng dụng, Đồ họa nâng cao.

Trung tâm Kent nhận thấy tốc độ phát triển không ngừng của lĩnh vực dịch vụ, kinh doanh, truyền thông đã kéo theo nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực các ngành trên tăng vọt với những tiêu chí cạnh tranh gắt gao, các bạn trẻ đang chơi vơi vì kiến thức đại học chưa đủ các kỹ năng để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng.

Với nhu cầu đáp ứng chuyên viên cho thị trường trong và ngoài nước, Trung tâm Kent phát triển thêm các lĩnh vực Kinh Doanh - Nghiệp vụ (Kent Business), Truyền thông (Kent Communication), kỹ năng Tiếng Anh đi làm (Kent English) với phương châm: “Học 1 khóa, làm được ngay”. Trung tâm đảm bảo giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp khóa học.

Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và các chuyên gia từ các ngành nghề sẽ mang lại kiến thức thực tiễn cao và đáp ứng nhanh vào công việc.

Website: www.kent.vn        Hotline tư vấn: 099 700 3969        Email: tuvan@kent.vn

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.