Thực trạng start-up ở Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đang có khoảng hơn 1.500 startup hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Xét theo mật độ các công ty khởi nghiệp trên đầu người thì tỷ lệ ở Việt Nam thậm chí cao hơn nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ, hay Indonesia. Theo thống kê của Tạp chí Tài chính thuộc Bộ Tài chính, hiện nay có khoảng 2.100 công ty khởi nghiệp tại Indonesia, 2.300 công ty tại Trung Quốc và 7.500 tại Ấn Độ.
Tuy nhiên, các thống kê gần đây đều phản ánh một bức tranh khá u buồn với tình hình phát triển của các startup Việt. Cụ thể, trong số các startup mới ra đời, chỉ có 3% là đổi mới sáng tạo thực chất, tạo dựng thành công, thỏa mãn được một trong các tiêu chí: Được định giá từ 10 triệu USD trở lên, doanh thu từ 2 triệu USD, có từ 100 nhân viên, đã gọi vốn vòng 2 hoặc đã bán được công ty với giá tốt.
Trong số 3% công ty được xem là thành công này, kết quả khảo sát cho thấy độ tuổi trung bình khi họ khởi nghiệp là 28,8; 78% từng làm thuê hoặc khởi nghiệp thất bại ở 2 công ty trước đây; 45% từng học hoặc làm việc tại nước ngoài trước khi về nước khởi nghiệp; thời gian trung bình dành cho startup đến lúc thành công là 5, đến 7 năm và sẽ mất lâu hơn nữa để trở thành công ty có giá trị hàng trăm triệu USD. Đáng chú ý là các startup thành công hiện nay 100% đều học hỏi ý tưởng và bản địa hóa từ mô hình tương tự đã thành công ở nước ngoài.
Trào lưu bê startup nước ngoài về rồi cắt gọt đi cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam đang rất phổ biến trong thời gian gần đây. Tuy những dự án đó cũng có kết quả nhất định, nhưng đó không phải là sự đổi mới sáng tạo và chúng ta chưa thực sự sở hữu một ý tưởng nguyên bản nào. Theo ông Phạm Duy Hiếu - Giám đốc Quỹ Khởi nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, doanh nghiệp bắt chước startup nước ngoài giai đoạn đầu có thể thành công, nhưng về lâu về dài sẽ tụt hậu.
Đặc biệt trong quá trình hội nhập, khi doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước, doanh nghiệp sao chép nội địa sẽ khó cạnh tranh được khi doanh nghiệp nước ngoài đã có thời gian phát triển, mạng lưới quan hệ, đối tác rộng khắp thì doanh nghiệp nội địa sẽ mất dần thị trường. Một vấn đề khác đó là các doanh nghiệp sao chép ý tưởng sẽ khó có cơ hội phát triển ra các thị trường quốc tế khi ý tưởng tương tự đã được triển khai ở nhiều thị trường khác nhau trên thế giới.
Ngoài những con số đáng ghi nhận về những startup thành công, chúng ta cũng cần phải lưu tâm tới một con số đáng ngạc nhiên là có đến 80% startup Việt không có cơ hội kỷ niệm lần sinh nhật thứ 2.
Cộng đồng doanh nghiệp Happitopia
Doanh nghiệp Happitopia được dùng để gọi tên chung cho thành viên thuộc cộng đồng doanh nghiệp tại Happitopia Hub – tập hợp những doanh nghiệp kiến tạo nên những giá trị hạnh phúc về tài chính, an sinh cho các cá nhân thuộc tổ chức và đồng thời tạo ra những giá trị hạnh phúc thực để phát triển cộng đồng. Đây mới chính là khái niệm về sự thành công của một doanh nghiệp mà Happitopia Hub muốn hướng đến bởi song hành với hoạt động kinh doanh thì chính là những trách nghiệm với xã hội – nhân tố giúp cho đời sống con người ngày một văn minh và hiện đại.
Mạng lưới kết nối start-up
Qua đây, Happitopia Hub sẽ là cây cầu kết nối, nơi những doanh nghiệp đồng điệu về lý tưởng cùng networking, chung tay gây dựng nên cộng động doanh nghiệp với sức mạnh từ sự tử tế, sáng tạo không ngừng qua các mô hình kinh tế đột phá, tạo nên lợi ích kinh tế từ chính các vấn đề xã hội gặp phải, vì một nền kinh tế khỏe mạnh.
Mới đây, bằng việc công bố gói đầu tư trị giá 2 triệu USD, Happitopia Hub thể hiện sự quyết liệt thực hiện cuộc cách mạng trong giới start-up Việt. Đây là bước đi đầu tiên trong hành trình xây dựng nên cộng đồng Happitopia “hạnh phúc” của hệ sinh thái. Gói đầu tư bao gồm các khóa học lãnh đạo, đào tạo CEO, quản lý cấp cao, kỹ năng chuyên môn cùng các buổi hội thảo truyền cảm hứng, trò truyện trực tiếp với ban cố vấn. Ngoài ra, Happitopia Hub đem đến quần thể không gian hỗ trợ quy mô rộng lớn với khu làm việc Co-working Space, phòng hội thảo Public Space, phòng Hội thảo phòng thí nghiệm, khu vườn Creation Garden, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như phòng gym, spa, phòng vắt sữa… đều là những không gian tiện ích làm việc mở, thoải mái và kích thích sự sáng tạo, đồng thời sẽ là nơi các start-up tìm ra những móc nối còn thiếu trên con đường hiện thực hóa ý tưởng.