TP - Là một doanh nghiệp đề cao trách nhiệm xã hội, Unilever Việt Nam liên tục triển khai hàng loạt chương trình thúc đẩy phát triển xanh và bền vững từ môi trường đến con người. Đến nay, Unilever Việt Nam cũng là doanh nghiệp FDI hiếm hoi ở Việt Nam đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” trong toàn bộ hoạt động của mình, phù hợp với định hướng phát triển của Chính phủ.
TPO - Ông Lê Trung Kiên - Trưởng BQL Khu kinh tế Hải Phòng - cho biết, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn đang có sự hiện diện của hơn 400 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký gần 26 tỷ USD; hơn 200 doanh nghiệp trong nước đăng ký hơn 13 tỷ USD.
TPO - Cùng với việc tăng mạnh đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động, các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phụ trợ đang không ngừng tăng cường tìm kiếm, kết nối với nhà cung ứng Việt Nam để thực hiện hợp đồng gia công, mở rộng thị trường, từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
TPO - Cùng với việc mở rộng kết nối giao thương thông qua các chương trình hội chợ với sự tham gia của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), các hiệp hội doanh nghiệp và các tỉnh, thành phố, nhiều địa phương tập trung xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi cũng như chuẩn bị trước hạ tầng, đầu tư các khu công nghiệp chuyên dụng cho các doanh nghiệp FDI cũng như công nghiệp hỗ trợ đến ‘làm tổ’.
TPO - Môi trường kinh doanh toàn cầu liên tục biến động, khiến các "đại bàng" FDI vẫn đang theo sát tình hình kinh tế Việt Nam từng ngày để toan tính có hay không việc mở rộng đầu tư.
TPO - Ngày 13/5, Tỉnh Đoàn Bình Dương, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Công nhân và Lao động trẻ tổ chức Lễ Khánh thành bể bơi thanh thiếu niên Bình Dương và ra mắt Chi đoàn trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Chương trình nằm trong chuỗi Hành trình “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc lần thứ XIV năm 2023.
TP - Từ năm 2024, các quốc gia trên thế giới áp Thuế Tối thiểu toàn cầu. Nếu Việt Nam không áp dụng, sẽ mất đi “quyền đánh thuế”. Hàng chục nghìn tỷ đồng tiền chênh lệch khoản thuế thu nhập doanh nghiệp mà “ông lớn” FDI phải nộp thêm chảy về chính quốc mỗi năm. Nếu không sớm áp dụng Thuế Tối thiểu toàn cầu, cả doanh nghiệp và Nhà nước “thiệt đơn, thiệt kép”.
TPO - Việc thúc đẩy "xanh hóa" nền kinh tế là đòi hỏi bức thiết. Thế nhưng, ở khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), doanh nghiệp vào Việt Nam vẫn chủ yếu dùng công nghệ trung bình, lạc hậu.
TPO - Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến 20/4, tổng vốn FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) vào Việt Nam đạt gần 8,9 tỷ USD. Đáng chú ý, dòng vốn đầu tư mới đã tăng mạnh trở lại sau 3 tháng đầu năm giảm nhẹ.
TPO - Nhiều tập đoàn có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho biết đã hoàn tất kế hoạch mở rộng kinh doanh, đầu tư vào Việt Nam. Tổng Giám đốc Intel Products Việt Nam cho biết, khoản đầu tư vào Việt Nam đã tăng lên 1,5 tỷ USD và doanh nghiệp mong muốn tiếp tục tăng trưởng tại Việt Nam.
TPO - Trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu sẽ áp dụng trong năm 2024, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị cần chuẩn bị sẵn các "gói" chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư mới cho doanh nghiệp nước ngoài. Bộ trưởng khẳng định, mỗi doanh nghiệp nước ngoài tới đầu tư đều là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam.
TP - Dự kiến, từ năm 2024, khi Việt Nam áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu (TTTTC), hàng loạt doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn tại Việt Nam như Samsung, Intel, LG, Bosch, Sharp, Panasonic, Foxconn sẽ chịu tác động. Doanh nghiệp FDI mong muốn cơ quan chức năng sớm có giải pháp bù đắp số tiền đóng thuế này, nhằm tạo điều kiện ưu đãi cho doanh nghiệp (DN) tiếp tục hoạt động tại Việt Nam.
TPO - Ông Lê Lam - Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất của MBT - cho biết, doanh nghiệp đang phải trả 1,5 USD/ốc vít mua từ nước ngoài, dù giá trong nước chỉ là 1.000 đồng/cái. Doanh nghiệp đã thử nhiều sản phẩm nội địa, nhưng chất lượng chưa tương thích.
TPO - Thuế tối thiểu toàn cầu dự kiến áp dụng từ 2024 tại Việt Nam đang là chủ đề được khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quan tâm, đặc biệt đối với các tập đoàn có quy mô lớn.
TPO - Theo đại diện Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), dù được đánh giá là ngành công nghiệp có nhiều điểm sáng tích cực trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đóng vai trò lớn trong xuất khẩu, song thực tế cho thấy ngành công nghiệp điện tử Việt Nam vẫn đang dừng ở giai đoạn đầu trong chuỗi sản xuất sản phẩm điện tử.
TPO - Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, để phát triển công nghiệp hỗ trợ, bên cạnh việc chờ các chính sách, cơ chế từ các cơ quan quản lý, bản thân các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phải có quyết tâm đổi mới mạnh mẽ, biết đón đầu xu hướng và mở rộng việc hợp tác về công nghệ để tạo ra giá trị gia tăng cao hơn.
TPO - Ngày 14/2, Samsung Việt Nam phối hợp với báo Tiền Phong, Viện Huyết học và Truyến máu Trung ương, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chủ nhật Đỏ tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV), thu hút đông đảo cán bộ, người lao động tham gia.
Với lợi thế về vị trí địa lý nằm ngay trên những trục giao thông quan trọng của đất nước, có nhiều cảng biển lớn, cùng với nguồn lao động dồi dào, những năm gần đây, miền Trung thu hút đông đảo doanh nghiệp FDI đến đầu tư. Sự gia tăng đầu tư kéo theo nhu cầu lớn về xuất nhập khẩu hàng hóa đã đặt ra cho các doanh nghiệp logistics yêu cầu cấp thiết về mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng chuỗi dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Với phương châm “Các nhà đầu tư đầu tại Vĩnh Phúc là công dân của tỉnh, thành công của doanh nghiệp chính là thành công của tỉnh”, trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đến tìm hiểu, đầu tư. Do vậy, Vĩnh Phúc đã và tiếp tục là điểm đến hấp dẫn, tin cậy của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
TP - Sau đại dịch COVID-19, một làn sóng đầu tư mới đang đến Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp (DN) ngành công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng của thế giới.
TPO - Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, chân thành lắng nghe, chia sẻ và nỗ lực giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài.
TP - Theo các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, để công nghiệp hỗ trợ phát triển, cần cơ quan chức năng sớm gỡ hàng loạt vấn đề liên quan đến cơ chế vốn, giải ngân và quan trọng nhất là làm sao để đáp ứng các tiêu chuẩn để gia nhập chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI thay vì chỉ gia công, sản xuất các sản phẩm có giá trị thấp như hiện nay.
TP - Sau thời gian tăng trưởng mạnh, thị trường bất động sản đang bước vào giai đoạn tích lũy mới. Một số nhà đầu tư giàu kinh nghiệm bắt đầu tái cơ cấu danh mục sản phẩm để tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách bỏ vốn vào các bất động sản gần khu công nghiệp hiện hữu và hạ tầng đang phát triển.
TPO - Sau 7 tháng, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới vào Việt Nam sụt giảm so với cùng kỳ năm 2021 khi không có thêm dự án lớn (trên 100 triệu USD). Tuy vậy, tín hiệu tích cực trong thu hút đầu tư là có nhiều dự án điều chỉnh vốn tăng mạnh và mở rộng đầu tư.
TPO - TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, vai trò của ngành chế biến, chế tạo đến nay đã được khẳng định trong nền kinh tế khi giá trị đóng góp cho tăng trưởng cũng như số lượng doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo đang gia tăng theo từng năm.
Đảng ủy Khu Kinh tế Hải Phòng vừa thành lập Chi bộ Công ty Roze Robotech (100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) và kết nạp 22 đảng viên mới đang làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn.
TP - Dù nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 nhưng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam không chỉ tăng về số lượng mà còn đang dần được cải thiện về chất lượng. Số dự án siêu nhỏ giảm dần, ngày càng nhiều dự án công nghệ cao, dự án “xanh” với quy mô tỷ USD vào Việt Nam.
TPO - Dù ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nhưng mức thưởng Tết tại TPHCM cao nhất là 1,288 tỷ đồng, trong khi năm ngoái mức thưởng cao nhất ghi nhận chỉ hơn 1 tỷ đồng.
TP - Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đứt gãy chuỗi cung ứng đã thấy rõ ở một số nơi. Nhiều chuyên gia đưa ra kiến nghị, Việt Nam nên có thêm nhiều giải pháp mạnh để giữ chân và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài.
TP - Từng là tâm dịch cả nước, nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh Bắc Giang 6 tháng đầu năm đạt khoảng 760 triệu USD, nhiều khu công nghiệp (KCN) được lấp đầy. Tỉnh Bắc Giang đang xây dựng thêm nhiều KCN mới để đón các nhà đầu tư lớn.