Doanh nghiệp '3 tại chỗ' mật độ cao, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm

0:00 / 0:00
0:00
Doanh nghiệp '3 tại chỗ' mật độ cao, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm
TPO - Việc bố trí nhiều người lao động ở các phân xưởng, bộ phận khác nhau ở chung với mật độ cao, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm nếu có trường hợp F0 xuất hiện là tồn tại được Tổ công tác Bộ Y tế chỉ ra khi kiểm tra hoạt động “3 tại chỗ” của doanh nghiệp. 

Thời gian vừa quan nhiều doanh nghiệp “3 tại chỗ” đã phải xin dừng hoạt động vì không đảm bảo an toàn phòng chống dịch, chỗ ăn, ngủ, vệ sinh không không đáp ứng được các điều kiện cần thiết để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm. Một số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động vì thiếu hụt nguyên vật liệu, chi phí sản xuất tăng…

Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp đang thực hiện phương án vừa cách ly, vừa sản xuất nhưng bị cơ quan chức năng buộc phải ngừng hoạt động.

Ngày 31/7, ông Từ Lương, Phó giám đốc Sở Thông tin Truyền thông TPHCM cho biết, mới đây thành phố đã buộc một công ty có trụ sở tại Khu công nghệ cao Thành phố Thủ Đức phải ngừng hoạt động vì không đảm bảo các quy định phòng chống dịch có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 nếu xuất hiện trường hợp F0.

Doanh nghiệp '3 tại chỗ' mật độ cao, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm ảnh 1

Khu vực nhà ăn của Công ty Acecook được bố trí giãn cách, lắp đặt vách ngăn.

Trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, để thành phố không rơi vào tình trạng đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng, nhiều doanh nghiệp vẫn nỗ lực duy trì hoạt động theo phương án “3 tại chỗ”. Để giám sát việc tuân thủ quy định phòng chống dịch và hỗ trợ doanh nghiệp, tổ công tác Bộ Y tế đã tiến hành kiểm tra, tại Công ty TNHH Acecook Việt Nam (KCN Tân Bình, TPHCM).

Đây là công ty có khoảng 1.500 người lao động làm việc chia thành 3 ca. Sau khi TPHCM thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, Công ty đã chủ động bố trí 950 người lao động thực hiện vừa cách ly vừa sản xuất trong nhà máy. Người lao động được bố trí lưu trú tập trung ở 5 địa điểm trong nhà máy, không tổ chức đưa đón người lao động trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.

Công ty có 2 khu nhà ăn tập trung và do đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp chịu trách nhiệm 3 bữa mỗi ngày. Công ty đã thực hiện một số biện pháp giãn cách tại khu vực nhà ăn như tăng số lượng ca ăn; bố trí ăn theo phân xưởng, khu vực sản xuất; lắp các vách ngăn, tấm chắn giọt bắn tại bàn ăn; bố trí ăn theo nguyên tắc một chiều.

Doanh nghiệp '3 tại chỗ' mật độ cao, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm ảnh 2
TS.BS. Nguyễn Đình Trung, Trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) chỉ ra các giải pháp giúp doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” an toàn.

Từ thực tế kiểm tra TS.BS Nguyễn Đình Trung, Trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) cho biết, nhìn chung doanh nghiệp đã thực hiện theo phương án giãn cách, chia ca kíp đảm bảo an toàn, đáp ứng các điều kiện về nơi lưu trú tập trung của người lao động. Tổ chức quản lý người lao động khép kín theo phân xưởng, tổ, nhóm (30-50 người lao động) từ nơi sản xuất đến nơi ăn, nơi ở để tránh lây nhiễm chéo khi có trường hợp nhiễm COVID-19.

Tuy nhiên, Công ty Acecook Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác phòng chống dịch như: Nơi lưu trú tập trung tại nhà xưởng hai tầng bên ngoài khu vực sản xuất có diện tích mặt bằng lớn, bố trí nhiều người lao động ở các phân xưởng, bộ phận khác nhau ở chung với mật độ cao, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm nếu có trường hợp F0 xuất hiện.

Bên cạnh đó, khu vực nhà vệ sinh, nhà tắm chung chưa đảm bảo về số lượng, chưa thực hiện chia ca, chia tổ hoặc nhóm theo bộ phận và phân xưởng. Nhân viên bảo vệ, lái xe giữa kho và nhà máy ở cùng với người lao động trong 1 khu vực gia tăng nguy cơ lây nhiễm có thể xâm nhập từ bên ngoài vào.

Tổ công tác đã đề nghị doanh nghiệp cần quản lý chặt hơn người lao động để không giao lưu với bên ngoài, tránh nguồn lây. Bố trí những người có nguy cơ cao (bảo vệ, lái xe, người giao hàng, người bán hàng) ở riêng một khu vực không tiếp xúc với người lao động tránh nguy cơ dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Mặt khác, cần có phương án thay thế lao động đúng quy định tránh hiện tượng đưa những người lao động bị nhiễm COVID-19 vào doanh nghiệp.

O

MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.