Đô đốc Thổ Nhĩ Kỳ: Mỹ muốn quay lại Chiến tranh Lạnh

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
TPO - Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính của họ, cũng như kêu gọi tăng chi tiêu quốc phòng đến 2 % GDP đã tạo ra tranh luận sôi nổi trong xã hội Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo cựu Đô đốc Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ Soner Polat, yêu cầu của chính quyền Mỹ về gia tăng ngân sách quốc phòng ở các nước NATO là một công cụ để gây áp lực.

“Mỹ săn đuổi mục đích củng cố vị trí của mình bằng cách tạo áp lực đối với các nước NATO”, Polat nhận xét.

“Mong muốn của Mỹ về việc các nước thành viên NATO tăng ngân sách quốc phòng dựa trên một số cơ sở. Trước hết Washington quan niệm rằng các nước giàu có, ví dụ như Na Uy, cần phải tăng thêm tài chính cho NATO để đảm bảo sự an toàn.

Điểm thứ hai, mong muốn của Mỹ nhìn thấy đằng sau mình là sự hỗ trợ đáng tin cậy của khối NATO, trong trường hợp thời gian tới Mỹ phải tham gia đối đầu với Trung Quốc hay với thế lực bất kỳ nào khác”, cựu Đô đốc Polat cho biết.

Cựu Đô đốc Thổ Nhĩ Kỳ nhận xét, một số nước châu Âu, trong đó có Đức và Pháp, đã bày tỏ sự phản đối của họ với Mỹ; các nước khác, ví dụ, Hà Lan và Ba Lan, cư xử dè dặt hơn.

Mục tiêu chính của Mỹ là nhận được hỗ trợ trong hai lĩnh vực quân sự và chính trị. Đây chính là lý do tại sao Mỹ phải viện đến một công cụ áp lực mang tính biểu tượng như ngân sách quốc phòng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn hành động theo lợi ích riêng của nước này và đẩy ông đến chiến lược chính trị đã trải qua thực nghiệm và có tiếng từ trước của Mỹ. Nếu giả sử đích thân Tổng thống Donald Trump có thể xác định chiến lược của mình, thì ông sẽ tập trung nhiều hơn về các vấn đề đối nội định hướng theo đường lối ôn hòa, nhưng chính phủ Mỹ không đồng ý với điều này, họ kêu gọi Tổng thống Donald Trump tuân thủ theo chính sách đối ngoại cũ của Mỹ.

Do đó, Tổng thống Donald Trump đã phải tính đến việc gia tăng áp lực lên NATO. Tất cả điều này liên quan đến thực tế rằng Mỹ muốn quay trở lại bối cảnh của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, ở đây họ đã vấp phải sự phản kháng của phương Tây. Tình trạng này không phải là mới, điều này đang xảy ra trong vòng 20-30 năm qua.

“Ý tưởng của Mỹ là gia tăng căng thẳng trong xung đột cực đại giữa Nga và các nước NATO. Bằng cách đó, Mỹ hy vọng sẽ củng cố vị thế của mình trước châu Âu trong các vấn đềchính trị toàn cầu, trong các lĩnh vực chính trị và quân sự”, cựu Đô đốc Polat nhấn mạnh.

Theo Theo Sputnik
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.