Đình công ở Hollywood: Áp lực gia tăng

Đình công ở Hollywood: Áp lực gia tăng
TP - Thành viên của Nghiệp đoàn các nhà biên kịch lại bắt đầu gia tăng bất bình sau khi Nghiệp đoàn các nhà đạo diễn đã đạt thỏa thuận với Liên minh các nhà sản xuất.
Đình công ở Hollywood: Áp lực gia tăng ảnh 1
Áp lực lên phía các nhà biên kịch tăng sau khi phía đạo diễn ký thỏa thuận với Liên minh các nhà sản xuất

Thỏa thuận vừa được thông qua cũng là lúc các nhà biên kịch Mỹ “chịu hết nổi” và làn sóng đình công vốn đã nóng nay thêm phần gay gắt. Nghiệp đoàn các nhà đạo diễn (DGA) đã ký thỏa thuận với các nhà sản xuất về chế độ hợp đồng mới. Tuy bên các nhà đạo diễn đã đạt được yêu sách cao hơn các nhà sản xuất đưa ra nhưng lại thấp hơn những gì các nhà biên kịch yêu cầu.

Liên minh các nhà sản xuất (AMTP) đang mời các nhà biên kịch ngồi vào bàn đàm phán, bởi cuộc thương thuyết đã bỏ ngỏ từ 7/12/2007. Hợp đồng của Nghiệp đoàn các nhà đạo diễn hết hạn 30/6/2008, cùng thời gian với các diễn viên, nên DGA bắt đầu thương lượng ngày 12/1.

Nội dung gần với những gì bên biên kịch và diễn viên đưa ra. Thành viên của 3 nghiệp đoàn: biên kịch, đạo diễn và diễn viên muốn nhận được khoản thù lao xứng đáng trong khoản chiếu phim trên internet và các phương tiện khác.

DGA còn đạt được quyền pháp lý cho các chương trình truyền trên internet. Các đạo diễn cũng sẽ nhận khoản 1.260 USD cho việc tải một tập phim truyền hình. Cho đến thời điểm này, Liên minh các nhà sản xuất chỉ dành ... 250 USD cho các nhà biên kịch.

Tuy vậy, trong thời điểm này sự đồng lòng của các thành viên biên kịch có dấu hiệu “suy sụp”. Đầu tháng 1, một nhóm biên kịch được đánh giá là “thực dụng” đã mong muốn nghiệp đoàn các nhà biên kịch phải cởi mở hơn trong việc đàm phán.

Cũng có một số trường hợp đòi “tự khai trừ” khỏi tổ chức. Tranh thủ kẽ hở trong tập thể các nhà biên kịch, một số hãng sản xuất như Warner Bros đã thông báo hủy 12 hợp đồng truyền hình và đe dọa sẽ cắt giảm hơn 1.000 nhân sự.

Khi lễ trao giải Oscar đang tới gần thì dường như áp lực càng tăng mạnh mẽ hơn bao giờ hết, tất cả cũng chỉ muốn các nhà biên kịch chịu đàm phán. Phía các nhà biên kịch không muốn họ lặp lại những “lỗi” trong quá khứ.

Chiến lược của Liên minh các nhà sản xuất (AMPTP) luôn muốn đạt được thỏa thuận với cái giá mềm nhất (như trường hợp với các nhà đạo diễn). Họ cũng muốn đây là “tấm gương” cho Nghiệp đoàn các nhà biên kịch, diễn viên.

Năm 1988, DGA đã chấp nhận chỉ bỏ túi 20 % thu nhập từ việc bán băng video. Bên biên kịch và diễn viên cuối cùng cũng không thể nhận hơn khoản này. Rồi năm 2004, DGA lại chấp nhận thỏa thuận mới với AMPTP, theo đó khoản thu lợi nhuận từ việc bán DVD cũng không hề tăng được xu nào.

Thêm một lần nữa, Nghiệp đoàn các nhà biên kịch phải lùi bước. Chính sự kiện không mấy vui vẻ này đã kéo theo việc Patric Verrone được bầu chọn làm chủ tịch của chi nhánh miền Tây Nghiệp đoàn các nhà biên kịch. Hiện, Patric là  một thành viên tích cực trong việc “đòi quyền lợi” cho các biên kịch gia.

Tại cuộc thương lượng với các nhà đạo diễn thứ tư tuần trước, một vài nhà biên kịch đã chỉ trích phía đạo diễn: “Nghiệp đoàn các nhà biên kịch khiến chúng tôi phải hoài nghi. Họ không mấy dân chủ và luôn chấp nhận các thỏa thuận tồi”, T.S. Cook nói.

Và tình hình có thể sẽ lại giống như năm 1988, các bên thương lượng nhất trí về tiềm năng phân phối phim và các chương trình truyền hình trên internet. Tuy vậy, thị trường này dường như khó “chia phần”, bởi các nhà sản xuất vẫn khư khư “ôm” phần lớn lợi nhuận.

Toan Toan
Tổng hợp

MỚI - NÓNG
Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam nhận thêm nhiệm vụ mới
Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam nhận thêm nhiệm vụ mới
TPO - UBND tỉnh Quảng Nam phân công ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh điều hành hoạt động của Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam cho đến khi cấp có thẩm quyền có quyết định về nhân sự đảm nhiệm công tác chỉ đạo điều hành trường theo quy định.
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Đối tượng Thành tại cơ quan công an.
Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố
TPO - Ngày 19/4, Công an thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng cho biết, vừa ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Phạm Trung Thành (SN 2000, trú tại phường Hợp Giang, TP Cao Bằng) về hành vi “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.