Điều trị tật lé mắt ở trẻ nhỏ

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Thưa bác sĩ, con gái em hiện nay được hơn 20 tháng tuổi, em cảm thấy mắt cháu có hiện tượng hơi lé (lác mắt). Xin BS cho hỏi, với tình trạng này phải đi chữa hay bé có thể tự hết được không ạ? Nếu chữa thì có thể chữa được ở đâu ạ? Em ở Biên Hoà, Đồng Nai ạ. (Nguyễn Thị Huệ, Biên Hoà, Đồng Nai)

ThS.BS. TrĐình Minh Huy tr li:

Chào bn,

Hiện tượng lé mắt hay còn gọi là lác mắt xảy ra khi ta nhìn một vật thì một mắt nhìn thẳng trong khi mắt kia lệch khỏi vị trí thẳng. Mắt có thể lé theo chiều ngang, nếu mắt dịch chuyển vào trong gọi là lé trong (hay lé hội tụ), mắt dịch chuyển ra ngoài gọi là lé ngoài (lé phân kì); hoặc mắt có thể bị lé theo chiều dọc, khi đó có một mắt cao hơn mắt còn lại, mắt lệch lên trên gọi là lé đứng trên, lệch xuống dưới gọi là lé đứng dưới.

Mỗi mắt bình thường có 6 cơ vận nhãn bám quanh nhãn cầu giúp mắt liếc các hướng khác nhau. Mỗi cơ vận nhãn đảm nhận một hướng nhìn chính, khi thị giác 2 mắt phát triển tốt, não sẽ điều khiển để các cơ vận nhãn phối hợp hài hòa với nhau giúp 2 mắt luôn nhìn vào 1 vật với trục nhìn thẳng phía trước. Hiện tượng lé mắt xảy ra khi mất cân bằng sự hài hòa này, làm cản trở thị giác 2 mắt, có thể ảnh hưởng đến thị lực, làm giảm khả năng định vịvật trong không gian 3 chiều và làm cho bệnh nhân không nhìn được hình nổi. Có nhiều nguyên nhân gây ra sự rối loạn này như rối loạn tại não, tại cơ vận nhãn, do chấn thương, khối u, xuất huyết hay do nhiễm virus gây ảnh hưởng thần kinh chi phối cho các cơ vận nhãn, từ đó gây ra liệt các cơ vận nhãn, ảnh hưởng đến vận động mắt gây ra lé. Một số nguyên nhân thường gặp theo tuổi như ở trẻ em do bị tật khúc xạ, bất đồng khúc xạ, nhược thị…,ở người lớn do bị chấn thương, bệnh lý hệ thần kinh, nhiễm siêu vi…

Biểu hiện đơn giản nhất của lé là khi bố mẹ bé nhìn thấy hoặc người xung quanh hoặc bệnh nhân tự soi gương thấy hai mắt lệch nhau. Tuy nhiên những trường hợp lé độ nhỏ hoặc lé ẩn thì bệnh nhân khó phát hiện hơn. Trẻ bị lé thường xuyên thấy mỏi mắt nhìn mờ do tật khúc xạ kèm theo hoặc do nhược thị.

Nếu lé xảy ra đột ngột bệnh nhân sẽ xuất hiện nhìn đôi (còn gọi là song thị). Để giảm khó chịu, bệnh nhân tự điều chỉnh bằng cách nghiêng đầu hoặc xoay đầu để nhìn, dần dần não sẽ ức chế hình ảnh của 1 mắt để tránh song thị ,điều này lâu dần dẫn đến nhược thị một mắt.

Lé mắt sẽ dẫn đến nhiều tác hại đối với trẻ như sau:

- Về chức năng thị giác

o ảnh hưởng đến thị lực: mắt lé lâu ngày thường xuyên sẽ dần dần giảm thị lực ảnh hưởng chức năng thị giác 2 mắt: 2 mắt không hợp thị được khiến trẻ khó định hướng vật trong không gian 3 chiều, khó phân định được khoảng cách, khó nhìn được hình nổi

- Ảnh hưởng đến tâm lý phát triển của trẻ:

Trẻ bị lé thường bị các bạn xung quanh nhìn với ánh mắt khác thường, bịchọc ghẹo và mặc cảm với mọi người xung quanh. Điều này lâu dần sẽ ảnh hưởng đến phát triển tâm lý của trẻ, trẻ có thể ngày càng thu mình lại hoặc sẽtrở nên hung bạo hơn.

- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ:

Tương tự như việc tác động đến tâm lý, việc ảnh hưởng đến vẻ ngoài góp phần làm trẻ tự ty với với mọi người xung quanh.

Vì vậy, bệnh lé gây tác hại không chỉ đối với trẻ nhỏ mà ngay cả với người lớn. Việc phát hiện sớm lé ở trẻ nhỏ không dễ dàng, hơn nữa việc điều trị lé hiệu quả ở trẻ cũng gặp khó khăn do trẻ còn nhỏ nên khó hợp tác hơn. Điều trị lé cho trẻ không chỉ là chỉnh sửa lại vẻ thẩm mỹ bên ngoài mà quan trọng hơn là giữ được các chức năng thị giác, thị lực cho trẻ. Trong trường hợp của bạn, nếu muốn biết chính xác bé có bị lé hay không cần phải đi khám bác sỹ chuyên về lé trẻ em. Các phương pháp điều trị lé hiện nay gồm có: đeo kính, tập nhược thị và phẫu thuật, tùy mức độ bệnh mà bác sĩ chuyên khoa lé sẽ lựa chọn cách thức phù hợp cho trẻ.

ThS.Bs Trần Đình Minh Huy 

Phòng khám mắt HYEC 

31A Nguyễn ĐÌnh Chiểu, Q.1, TP.HCM)

Theo Theo Dân trí
MỚI - NÓNG